Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Khi Nào Nên Cho Con Đi Nhà Trẻ?

Rất nhiều cha mẹ đâu đầu trong việc lựa chọn thời điểm cho con đi nhà trẻ. Bài viết Con Bao Nhiêu Tháng Các Mẹ Cho Đi Lớp? đã nói nên được nỗi lòng của các bà mẹ trẻ.


Image result for bé đi nhà trẻ


Tùy vào từng điều kiện của mỗi gia đình mà các con sẽ bắt đầu đi nhà trẻ ở các giai đoạn tuổi khác nhau. Có bé đi trẻ từ lúc 5,6 tháng, có bé đi trẻ từ lúc 1 - 2 tuổi, có bé 3 tuổi mới đi nhà trẻ…

Có mẹ có câu hỏi rằng gửi con 10 tháng tuổi đi trẻ có đc ko? hay Con Bao Nhiêu Tháng Các Mẹ Cho Đi Lớp?...Ai đã từng mang con đi gửi trẻ cũng đều băn khoăn, lo lắng với những câu hỏi trên. Vậy Con được bao nhiêu tháng các mẹ cho đi nhà trẻ vậy?

Có mẹ cho rằng Cho con đi nhà trẻ sớm, chẳng có gì là "nhẫn tâm" cả. Bởi lúc này con sẽ được chơi, được chăm sóc ,được yêu thương, con sẽ biết nhanh hơn, nhiều hơn, thích nghi tốt hơn.

Nhưng có mẹ lại băn khoăn rằng Có nên cho bé đi trẻ sớm? Con đi nhà trẻ sớm sức đề kháng còn non yếu con sẽ dễ bị ốm, lây bệnh chéo cho nhau. Nên đã quyết định cho con đi trẻ muộn hơn. Việc cho con đi nhà trẻ muộn cũng không hề đơn giản. Bởi ở giai đoạn này con đã khá lớn, biết phân biệt người lạ. Ở tuổi này có bé đi học hơn 1 tuần vẫn khóc, không chịu ăn, về nhà còn nhõng nhẽo bám mẹ. Hoặc cũng có bé hay gào khóc, bướng bỉnh từ khi đi nhà trẻ. Khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi với chuyện trường lớp của con. Tuy nhiên bên cạnh đó, con đi học ở tuổi này sẽ ít bị ốm hơn vì sức đề kháng của con tốt hơn.

Việc cho con đi nhà trẻ từ khi nào là hợp lý? Câu hỏi này còn phụ thuộc vào từng điều kiện của mỗi gia đình. Tuy nhiên trước khi đi học, cha mẹ hãy cố gắng tìm hiểu môi trường học của con. Xem ngôi trường đó có phù hợp với tiêu chí của con nhà mình không? Tiêu chí chọn trường cho con như thế nào? Ra sao? Mình sẽ đề cập ở những bài viết sau nhé.

Có Nên La Mắng Trẻ Trong Bữa Ăn?

Với cuộc sống bận rộn như hiện nay. Người làm cha, làm mẹ như chúng ta phải chịu biết bao áp lực công việc, áp lực gia đình...Việc quát mắng con trong bữa ăn đã trở thành việc làm thường xuyên của những bà mẹ. Để rồi sau những lời quát mắng con chúng ta lại cảm thấy hối hận, có lỗi với con.

[​IMG]

Đối với trẻ bữa ăn là thời gian để bé giải trí hay thư giãn sau một ngày vui chơi, học tập mệt mỏi. Là thời gian để gia đình sum họp, quây quần trò truyện với nhau. Là thời gian để cha mẹ, con cái thể hiện sự quan tâm lẫn nhau.

Vậy những nguyên nhân nào khiến bố mẹ mắng con trong bữa ăn: Với trẻ lớn, chuyện học hành của con là nguyên nhân lớn nhất khiến bố mẹ hay quát mắng con bất kể khi nào. Còn với trẻ nhỏ, bé lười ăn sẽ khiến bố mẹ stress, quát tháo và thậm chí có thể đánh con.

Việc mắng con với bất kỳ lý do gì trong bữa ăn đều không hợp lý. Bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến tinh thần cũng như sức khỏe của trẻ . Vậy làm thế nào để không cần quát mắng con mà chúng vẫn nghe lời. Các mẹ có thể xem một số kinh nghiệm của các mẹ đã chia sẻ dưới đây:

- Để không căng thẳng trong việc ăn uống của trẻ. Các mẹ hãy nhờ sự can thiệp của người thân khi bạn sắp nổi cơn thịnh nộ. Họ có thể giúp bạn vượt qua những căng thẳng mà không cần quát tháo con.

- Bạn có thể nhắm mắt lại trong vài giây hoặc hít thở một hơi dài khiến bạn sẽ kìm chế được cơn tức giận.

- Bạn hãy học cách bỏ qua những điều nhỏ nhặt đối với con. Trẻ con hay mắc lỗi là chuyện thường gặp. Vì vậy nếu đó không phải là vấn đề nghiêm trọng thì hãy bỏ qua cho con và nhắc nhở con một cách nhẹ nhàng.

- Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ trước khi quát mắng chúng, bạn sẽ hiểu và thông cảm với con nhiều hơn thay vì quát tháo con...

Tóm lại, dù dùng cách nào đi nữa, trước khi mắng trẻ bạn hãy để tình yêu thương của mình dành cho con nên hàng đầu. Lúc này bạn sẽ biết phải làm gì để con hiểu? làm gì để bạn sẽ không trách mắng con nữa? Bài viết trên mang tính chất tham khảo. Nếu bạn đã từng trải qua cảm xúc nóng giận và quát mắng con như thế nào? Mời bạn chia sẻ nhé.    

Làm Sao Để Không Đánh Con Mà Con Vẫn Ngoan?

Nuôi con luôn luôn đòi hỏi sự kiên nhẫn của người làm cha làm mẹ như chúng ta. Vậy Làm thế nào để mẹ nhàn, con ngoan? Hay làm thế nào để con nghe lời mà không cần đánh? Có mẹ cho rằng: Đánh con là tội ác hay bố mẹ không nên đánh con. Chúng ta nên dạy con bằng những lời lẽ có lí để trẻ hiểu ra vấn đề mà không chịu ấm ức sau những trận đòn roi của bố mẹ.

[​IMG]

Có mẹ đã phân vân hỏi: Nói nhiều lần mà con chưa nghe lời, các mẹ làm thế nào?
Hay làm sao để con biết lắng nghe mẹ nói?

Những trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh sẽ hay phiền muộn và trở nên ngang bướng khó bảo hơn. Cha mẹ không nên xử lý phạt con những lúc nóng giận. Vậy Có nên đánh con không? Dưới đây là một số lý do bạn nên cân nhắc trước khi đánh con:

- Đánh con chỉ là cách dạy con chất dứt hành vi xấu trong giấy lát. Không dạy trẻ hiểu ra vấn đề mình sai ở đâu? Như thế nào?
- Trẻ con sẽ nhớ trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt.
- Đánh đòn khiến trẻ trở nên xa cách bố mẹ hơn.
- Đòn roi sẽ giúp trẻ hiểu ra rằng. Để giải quyết vấn đề thì cần bạo lực để giải quyết.

Vậy làm thế nào để không nổi cáu, quát và đánh con? Làm thế nào để con nghe lời? Dưới đây là một số chia sẻ của các mẹ để đối phó cơn nóng giận với con.

Bình tĩnh. Mọi điều bạn làm lúc này là hãy nhắm mắt lại và hít một hơi thật sâu. Đừng hành động gì lúc này. Vì những hành động trong lúc mất bình tĩnh chắc chắn sẽ khiến bạn phải hối tiếc.

Dứt khoát. Bạn muốn bé làm việc gì đó thay vì việc đánh bé bạn hãy đến bên bé và nói một cách dứt khoát. Mẹ muốn con... và bảo bé làm ngay thay vì quát mắng và đánh bé.

Cho bé sự lựa chọn. Nếu bé tiếp tục nghịch đĩa thức ăn trên bàn ăn thì bé sẽ không được ngồi đây ăn mà phải ra chỗ khác để ăn.

Tránh xung đột. khi trẻ làm một việc gì sai, trẻ không biết ăn lăn hối lỗi. không những thế con còn cãi lại cha mẹ một cách hỗn xược. Lúc này cha mẹ chỉ muốn đánh cho trẻ một trận. Nhưng bạn đừng làm thế, bạn hãy nói với con mẹ sang phòng bên cho đến khi nào con biết lỗi và nói chuyện với mẹ một cách lịch sự hơn. Có mẹ chia sẻ: “Hãy trò chuyện với con khi cả con và mẹ đều đã bình tĩnh trở lại. Và mẹ phải kiên trì cho đến khi con nhận ra lỗi của mình”.

Lắng nghe con giải thích cho hành động phạm lỗi của mình. Lúc này bố mẹ sẽ hiểu rõ nguyên nhân vì sao con lại làm như vậy và cha mẹ sẽ biết mình phải làm gì lúc này.

Biết nhận lỗi với con nếu bố mẹ làm sai. Như vậy bố mẹ cũng sẽ dạy con được bài học biết xin lỗi ai đó khi làm sai điều gì.

Hãy cho trẻ một thời gian nhất định để trẻ thực hiện yêu cầu của chúng ta. Như vậy sẽ khiến trẻ dễ vâng lời và chịu hợp tác hơn.

Làm ngơ những yêu cầu được coi là không chính đáng của trẻ. Như vậy khiến chúng ta không bực mình, cáu gắt với trẻ.

Biết chia sẻ công việc gia đình với thành viên khác. Với tần suất công việc hiện nay của những ông bố bà mẹ nơi công sở khiến chúng ta căng thẳng mệt mỏi. Lại thêm công việc gia đình, dạy bảo con cái... Hơn ai hết chúng ta hiểu việc chia sẻ với tất cả thành viên trong gia đình rất quan trọng. Không nên ôm đồm nhiều công việc một lúc, khiến chúng ta có nhiều áp lực. Áp lực đó lại bị dồn nén lên con trẻ.

Mắng Con Còn Tệ Hơn Đánh Đòn? Có những bà mẹ không dùng bạo lực với con nhưng lại bạo hành con bằng hình thức khác như mắng chửi ,đay nghiến, chì chiết con... những việc làm như vậy sẽ nguy hại hơn gấp nhiều lần.

Tóm lại, những người làm cha làm mẹ như chúng ta luôn luôn mong muốn dạy được những đứa con biết nghe lời, dễ bảo. Nhưng trên thực tế thì việc đó lại không dễ một chút nào. Cha mẹ hãy dạy con bằng chính sự gần gũi, yêu thương, quan tâm, chăm sóc của mình để con sẽ hiểu được những điều đúng, điều sai. Giúp con trở thành một người con ngoan biết nghe lời.

Mẹ nào có thêm kinh nghiệm trong vấn đề này xin chia sẻ tại bài viết này nhé.

Xem thêm:
Làm Sao Để Không Đánh Con Mà Con Vẫn Ngoan?
Làm Gì Khi Con Ăn Vạ?

Kháng Sinh Zithromax

Hiện tại đang là thời điểm giao mùa. Các bé có sức đề kháng yếu thường hay mắc bệnh vào thời điểm này. Các mẹ đã mách nhau rất nhiều loại thuốc để chữa bệnh cho con. Khi trẻ bị ốm, sốt... Loại thuốc đầu tiên được các mẹ nghĩ đến dùng cho con đó là kháng sinh. Kháng sinh có nhiều loại như: Zinnat, Cefixim, cefaclor, cefadroxil... Trong đó zithromax cũng là một loại kháng sinh được bác sĩ và mẹ bé tin dùng. Vậy zithromax là có thành phần thế nào? sử dụng ra sao? Và một vài Cảnh báo các mẹ hay cho con dùng kháng sinh Zithromax mà các mẹ nên biết.

[​IMG]

Thuốc kháng sinh ZITHROMAX với hoạt chất là Azithromycin

Tên gốc: Azithromycin
Biệt dược: ZITHROMAX

Thuốc kháng sinh ZITHROMAX có nhiều thể phù hợp với từng lứa tuổi như: Viên nén bao phim, Bột pha hỗn dịch uống.

Azithromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh macrolide. Thuốc có thể dùng trong điều trị một số bệnh như: Viêm tai giữa, viêm phổi, phế quản, mụn nhọt, viêm amidan... Tuy nhiên, nếu phải dùng đến thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh một số tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc kháng sinh Zithromax không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Đối với phụ nữ cho con bú và có thai nên có sự tư vấn từ bác sĩ. Đối với người lớn tuổi, thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim và đe dọa tính mang. Với bất cứ lứa tuổi nào khi dùng thuốc kháng sinh nên thận trọng và phải có sự tư vấn của bác sĩ.

Cách dùng:

Trước khi dùng thuốc bạn hãy đảm bảo rằng bạn đang dùng thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định. Không phải bệnh nào cũng dùng đúng liều lượng và thời gian thuốc giống nhau

- Nên uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn

- Bạn không nên gộp 2 liều thuốc vào 1 lần uống. Bởi như vậy sẽ bị quá liều gây nguy hiểm cho bạn.

- Một số hiện tượng nếu bạn uống quá liều: buồn nôn, nôn, tiêu chảy... Nếu bạn có biểu hiện trên bạn cần đến gặp bác sĩ luôn để được khám và chữa trị kịp thời.

Khi dùng Zithromax sẽ xảy ra một số tác dụng phụ sau: Khó thở, phát ban... Ngoài ra còn một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: buồn nôn, ngất xỉu, tim đạp nhanh, sốt, đau họng.... Khi có một trong những biểu hiện sau thì hãy ngừng sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ ngay.

Theo một bài viết: Bất lợi khi dùng thuốc kháng sinh azithromycin, được đăng ngày 1/09/2015 trên trang Sức Khỏe Đời Sống thì: "Có nhiều loại thuốc có tương tác bất lợi với azithromycin gồm: thuốc kháng sinh như erythrocin, levofloxacin, moxifloxacin...; thuốc chống trầm cảm như amitriptylline, clomipramine...; thuốc chống sốt rét như chloroquine, mefloquine...; thuốc hạ cholesterol như lovastatin, atorvastatin...; thuốc tim hoặc thuốc huyết áp như digoxin, diltiazem, nifedipine...; thuốc điều trị buồn nôn và nôn như dolasetron, droperidol...; thuốc điều trị rối loạn tâm thần như chlorpromazin, clozapine, haloperidol...; thuốc giảm đau hoặc an thần như: Diazepam, midazolam, hoặc triazolam... và nhiều loại thuốc khác nữa." Vì vậy, bạn cần báo cho bác sĩ của bạn những thuốc bạn đang dùng, để bs dựa vào đơn thuốc đó kê đơn thuốc mới cho bạn.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Kháng Sinh Zithromax
Có Nên Cho Bé Uống Thuốc Broncho Vaxom Để Phòng Bệnh?
Cách Chữa Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh

Có Nên Cho Bé Uống Thuốc Broncho Vaxom Để Phòng Bệnh?

Cứ vào thời điểm giao mùa là các bà mẹ lại lo lắng không biết mùa này con mình còn ốm như mùa trước không? Làm thế nào để con có sức đề kháng tốt? làm thế nào để con ít ho và sốt?

Trước sự lo lắng trên các mẹ đã mách cho nhau về một loại thuốc đó là Brochon Vaxom. Với hi vọng sẽ tăng cường miễn dịch đường hô hấp, giúp trẻ ít ho và ốm hơn. Nhưng thực tế thì thuốc đó có phải là vị thần thánh giúp trẻ bớt ốm hay không, mà nó còn phải tùy thuộc vào từng thể trạng của mỗi bé.

[​IMG]

Khi vào diễn đàn lamchame.com, các bạn sẽ tìm thấy được một số topic bàn luận xôn xao, nói về công dụng của thuốc Brochon Vaxom như: Thuốc Broncho Vaxom tăng sức đề kháng, tránh tái phát bệnh hô hấp hay có mẹ nào dùng thuốc Broncho Vaxom cho bé không?

Có mẹ cho rằng, cho con uống thuốc này tốt lắm. Cho con uống không còn lo con bị hắt hơi, sổ mũi gây ra viêm mũi họng.... Như một số mẹ chia sẻ về kinh nghiệm cho con uống dưới đây:

Mẹ Gia Phong đã chia sẻ : "Con nhà mình hồi bé cũng uống thuốc này được mấy đợt, nhưng theo mình uống để cảm giác được yên tâm thôi chứ con mình thì ko thấy có khả quan chắc cũng do thể trạng của từng bé nữa".

Mẹ cunhalinh chia sẻ: "Con tớ đang dùng B-V đây, trộm vía con nghìn lần là con rất hợp thuốc, 6 tháng kô ốm mặc dù trước khi dùng 1 tháng ốm 2 lần. Thuốc có ít tác dụng phụ nên tớ nghĩ cho bé uống kô sao, bạn cứ cho con thử dùng nếu hợp thì uống tiếp, kô hợp thì thôi. Với những bé tần suất ốm quá dày thì 1 năm có thể dùng 2 đợt (tốt nhất vào T2 và T8 khi chuyển mùa)"

Như chúng ta đã biết, Thuốc Brochon Vaxom có nhiều thể phù hợp với từng lứa tuổi như: Dạng ống, dạng viên, dạng bột gói. Việc tự ý mua thuốc này cho con uống hiện nay khá phổ biến ở những bà mẹ nuôi con nhỏ với mong muốn con hết hắt hơi, sổ mũi, ốm vặt...

Theo một bài viết: Bé hết ho, ốm vặt nhờ "vắc xin"? được đăng ngày 21/05/2009 trên trang tin điện tử Dân Trí thì: "Theo BS Dương, đây là thuốc được tạo từ vài loại xác vi khuẩn đông khô có tác dụng tương tự vắc xin. Về mặt nào đó, nó giúp cho trẻ có sức chịu đựng khi trẻ gặp loại vi khẩn có trong loại Brochon Vaxom này và tất nhiên là với những vi khuẩn khác thì không có tác dụng gì. Do vậy không phải cứ dùng Brochon Vaxom là phòng được viêm họng và ho, tăng sức đề kháng toàn diện."


Trẻ con ốm là chuyện bình thường, đặc biệt là vào khoảng thời gian giao mùa các loại virut, vi khuẩn sinh sôi nhiều và dễ dàng tấn công vào cơ thể của những trẻ có sức đề kháng yếu. Các mẹ không nên quá lo lắng, bởi mỗi lần bé ốm, là một lần cơ thể bé lại sinh ra một kháng thể mới, để hạn chế những virut, vi khuẩn đó cho những đợt chúng tấn công lần sau.

Một số mẹ đã chia sẻ rằng, trên diễn đàn LÀM CHA MẸ chúng ta có mẹ @Hainhoc, có một số loại thuốc đông y giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, các mẹ có thể tìm thấy ở đây

Ngoài ra, các mẹ có thể tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách cho trẻ ăn uống đầy đủ và cần giữ ấm cơ thể cho bé khi ra ngoài vào mùa thu đông, mùa đông. Khi trẻ bị bệnh bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ để đưa con đi khám bác sĩ. Với bất kỳ trường hợp nào, khi dùng thuốc cho trẻ, các mẹ cần có sự tư vấn của bác sĩ để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Kháng Sinh Zithromax
Có Nên Cho Bé Uống Thuốc Broncho Vaxom Để Phòng Bệnh?
Cách Chữa Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh

Bé 14 Tháng Chưa Mọc Răng

Thấy bé nhà hàng xóm ít tháng tuổi hơn con nhà mình mà đã mọc răng. Trong khi con nhà mình cũng 14 tháng mà chưa mọc cái răng nào. Bố mẹ bắt đầu sốt ruột, lo lắng thay nhau tìm hiểu, hỏi hết người này đến người kia xem ai có con mà như trường hợp con nhà mình không? Hay mọc răng chậm như thế có bị sao không?

Có Bố mẹ chăm con từ miếng ăn đến giấc ngủ, xay bột... cho con hết uống sữa nội rồi lại sữa ngoại. Còn có những mẹ cẩn thận cho con tắm nắng vào buổi sáng. Nhưng việc con "móm" vẫn hoàn "móm".

Nhiều mẹ cho rằng bé chậm mọc răng là do bé bị còi xương. Một số dấu hiệu của bệnh còi xương như: Tóc rụng, ngủ không ngon giấc, quấy khóc đêm, đầu bẹp, trán dô... Vậy nguyên nhân nào khiến bé chậm mọc răng?

[​IMG]

Theo một bài viết: Không cần quá lo khi con mọc răng chậm, được đăng ngày 15/10/2013 trên báo điện tử VnExpress thì: "Tiến sĩ Phạm Như Hải, Trưởng khoa răng Bệnh viện Việt Nam Cuba Hà Nội, cho hay cha mẹ không nên quá lo lắng vì con mọc răng chậm, không nên so sánh với các bé khác vì thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau... Răng của bé mọc theo nguyên tắc cộng 4: Khoảng tháng thứ 7 thì mọc răng cửa, tháng 11 mọc đủ 4 răng cửa; tháng 15 mọc đủ 8 răng cửa; tháng 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ; tháng 23 mọc thêm 4 răng nanh; tháng 27 mọc thêm 4 răng số 5. Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi, trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi."


Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng các mẹ nên biết:

- Theo di truyền: Nếu trong gia đình, dòng tộc của bạn đã có người từng mọc răng chậm thì có khả năng con bạn cũng đang nhận di truyền từ các thế hệ trước đó. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng cho bé.

-Thời điểm sinh và môi trường sống cũng quyết định việc bé mọc răng chậm hay không. Nếu bé nhà bạn sinh đủ ngày đủ tháng sẽ mọc răng sớm hơn những bạn sinh thiếu tháng. Hay những em bé sinh thiếu cân sẽ mọc răng chậm hơn bé sinh bình thường.

- Bé bị thiếu chất dinh dưỡng (lười ăn)

- Bé mọc răng chậm cũng có thể là do bé thiếu canxi

- Bé bị còi xương, suy dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân bé chậm mọc răng

Cách khắc phục khi trẻ chậm mọc răng:

- Tăng khẩu phần dinh dưỡng cho bé

- Bổ sung vitamind và canxi cho bé bằng thuốc nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ

- Cho bé tắm nắng vào buổi sáng, mỗi ngày khoảng 15 - 30 phút.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Cách Nhận Biết Bé mọc răng Và Cách Chăm Sóc Cho Trẻ Nhỏ
Thời Gian Và Dấu Hiệu Bé mọc răng
Con chậm mọc răng có sao không?
Bé chậm mọc răng ạ giúp em với
Hàng trăm câu hỏi xung quanh việc mọc răng của bé
10 lo lắng khi bé chuẩn bị mọc răng