Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Những Câu Nói Đùa Của Người Lớn Khiến Trẻ Bị Tổn Thương

Trong kí ức mỗi chúng ta, hẳn ai cũng nhớ rõ có một thời thơ dại, mình đã từng ám ảnh hoặc sợ hãi một ai đó cho đến mãi hiện tại, tất cả xuất phát chỉ vì những câu nói đùa của người lớn. Khi thì là câu nói đùa của bác hàng xóm, khi thì câu nói đùa của người lạ, và có cả những câu nói đùa của chính bố mẹ mình.
Người lớn thường bao biện rằng vì trẻ con hư, không nghe lời, không chịu ăn… nên mới nói đùa như thế, mục đích chỉ để dọa trẻ. Đa số mọi người nghĩ đơn giản là trẻ con sẽ nhanh chóng quên đi những lời họ nói, còn hiện tại, bọn trẻ sẽ biết sợ, biết nín khóc, biết chịu ăn, biết ngoan ngoãn… Vậy nên họ vẫn thường xuyên nói đùa với bọn trẻ. Vô hình chung, những câu nói đùa của người lớn cứ ăn sâu dần vào tâm hồn ngây thơ của các bé và tích tụ thành những nỗi ám ảnh trong kí ức tuổi thơ, thậm chí đeo đẳng suốt cuộc đời.
Hậu quả của những lời nói đùa đó có lẽ người lớn cũng chẳng thể hình dung hết được. Cho đến mới đây, khi vụ việc một em bé 2 tháng tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc chết thảm chỉ vì người hàng xóm nói đùa với chị gái của bé rằng:“Mẹ cháu có con trai rồi, giờ không cần cháu nữa!”, có lẽ những bậc làm cha, làm mẹ mới thực sự thức tỉnh.
Cùng điểm qua một vài câu đùa người lớn thường hay nói với trẻ con dưới đây:
[​IMG]Câu nói này thường chỉ mang tính mua vui nhưng khi nghe xong, trẻ con sẽ thấy sợ hãi vì bố không về với mình nữa.
[​IMG]Đây là câu nói thường xuyên của người ngoài khi thấy một nhà mới sinh con thứ. Câu nói đùa này dễ khơi dậy lòng ghen tị trong tâm hồn trẻ.
[​IMG]Bị đùa là con ông ba bị, con bà ăn xin, trẻ con thấy mặc cảm vì xuất thân thấp hèn của mình.
[​IMG]Nếu bị chê bai là quá béo hay quá gầy, trẻ cũng dễ mặc cảm.
[​IMG]
những câu nói đùa của người lớn khiến trẻ bị tổn thương

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Dấu hiệu thiếu 5 chất phổ biến ở trẻ mẹ cần biết

Sắt, chất xơ, vitamin B12, vitamin D, vitamin C… là những chất trẻ dễ bị thiếu hụt nhất.
Nếu nghi ngờ con có những biểu hiện dưới đây, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để có lời khuyên thích hợp trong việc bổ sung dưỡng chất cho bé.
Sắt
Dấu hiệu thiếu sắt: trẻ gầy, chậm hoặc không tăng cân, hay khóc quấy, kém hoạt bát, yếu và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm biết đứng, biết đi, tóc dễ rụng, da xanh,…
Tổ chức WHO ước tính có đến ¼ dân số bị thiếu sắt. Thiếu sắt là tình trạng cực kì phổ biến ở trẻ em. Sắt đóng vai trò trong cực kì quan trọng đối với hồng cầu trong máu để đưa oxy đi khắp các mô, tế bào, nuôi cơ thể. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, trẻ mệt mỏi và hay quấy khóc, cáu gắt.
Thực phẩm nhiều sắt cho trẻ: thịt bò, thịt gà, rau lá xanh đậm, các loại đậu, hoa quả họ cam, chanh, ớt chuông, cà chua,…
Vitamin C
Dấu hiệu thiếu vitamin C: chảy máu chân răng, tụt lợi, tóc và da khô, cơ thể mệt mỏi, người đau, xuất hiện những vết bầm tím.
[​IMG]
Những loại quả giàu vitamin C ​
Thực phẩm giàu vitamin C: hoa quả họ cam chanh, bông cải xanh, bắp cải, cà chua, đậu xanh, dâu tây, kiwi, dưa hấu, chuối,…
Vitamin D
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D: đổ mồ hôi đầu, ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình, hay quấy khóc, gắt gỏng, chậm biết đi, chậm mọc răng, tóc rụng hình vành khăn,…
Thực phẩm nhiều vitamin D cho trẻ: cá và dầu gan cá (đặc biệt là cá ngừ, cá hồi), sữa và các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng,… Bên cạnh đó, cho trẻ tắm nắng buổi sớm cũng là cách bổ sung vitmin D cực hiệu quả.
Chất xơ
Dấu hiệu trẻ thiếu chất xơ: biểu hiện rõ nhất là trẻ táo bón, đi cầu không thường xuyên. Ngoài ra, trẻ có thể rất nhanh đói, thừa cân nhưng hoạt động yếu ớt,…
[​IMG]
Trẻ em là đối tượng rất​ hay bị táo bón do cơ thể thiếu chất xơ
Trẻ em là đối tượng rất hay bị táo bón do cơ thể thiếu chất xơ. Tình trạng ăn nhiều đồ chế biến, đóng gói sẵn, thức ăn nhanh hiện nay cũng khiến việc trẻ thiếu chất xơ càng trở nên phổ biến.
Thực phẩm nhiều chất xơ cho trẻ: rau và hoa quả tươi, các món ăn thuộc họ đậu,…
Vitamin B12
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin B12: trẻ hay đờ đẫn, ít khóc, ít cựa quậy và hoạt động, phản ứng rất chậm chạp, chỉ thích ngủ, chân tay cựa quậy quờ quạng một cách vô ý thức, đầu, thân mình và tay chân luôn lắc lư run rẩy,…
Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây buồn nôn, táo bón, ăn kém ngon, mệt mỏi và suy giảm trí nhớ ở trẻ.
Thực phẩm nhiều vitamin B12 cho trẻ: các sản phẩm từ sữa, thịt, trứng, hải sản, đậu nành,…

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Người giàu dạy con giàu như thế nào?

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình khá giả cũng sẽ được dạy dỗ để trở nên giàu có như cha mẹ chúng, kể cả khi những đứa trẻ đó là con nuôi.
Gần đây, mỗi nghiên cứu mới về sự dịch chuyển xã hội càng bào mòn thêm câu chuyện về chế độ trọng dụng người tài mà người Mỹ thường kể cho nhau nghe; và mỗi nghiên cứu lại cung cấp thêm bằng chứng cho việc cuộc sống thoải mái đã được để dành sẵn cho những người mà các nhà xã hội học gọi là kẻ chiến thắng xổ số cuộc đời. Tuy nhiên, mới đây lại có gợi ý rằng kết quả của trò xổ số này vẫn có thể bị thao túng kể cả sau khi những quả bóng đánh số quyết định sự bất bình đẳng đã được bốc thăm.
[​IMG]
Người giàu dạy con
Môi trường là một yếu tố quan trọng, và nó có thể điều khiển được. Chẳng hạn, một nghiên cứu của trường Havard cho thấy việc di chuyển những gia đình nghèo khó tới một khu dân cư tốt hơn sẽ giúp tăng cơ hội đáng kể cho những đứa trẻ thoát khỏi đói nghèo khi chúng lớn lên.
Việc những đứa trẻ trong các gia đình giàu có khi trưởng thành cũng trở thành người giàu có đã được ghi chép lại rất rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu vì sao và làm cách nào mà điều đó có thể xảy ra. Có lẽ chúng lớn lên thành người giàu có bởi chúng thừa kế những kỹ năng và phẩm chất nhất định, ví dụ như xu hướng mang tiền đi gửi tiết kiệm. Cũng có thể đa phần lý do là bởi những bậc phụ huynh khá giả đầu tư hơn vào việc giáo dục con cái và giúp đỡ chúng có được những công việc trả lương cao. Vậy tóm lại nguyên do là bởi tự nhiên hay do con người tạo nên?
Một nghiên cứu mới của các nhà kinh tế học tại trường Đại học Texas ở Austin, Đại học Cao đẳng Dublin và Đại học Lund (ở Thụy Điển) đã cho chúng ta câu trả lời. Họ nghiên cứu giá trị tài sản ròng của những người Thụy Điển được nhận nuôi sinh ra vào những năm 1950, 1960 và 1970, sau đó so sánh chúng với giá trị tài sản ròng của cả cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi của họ. (Tại Thụy Điển, mọi trường hợp nhận con nuôi đều được sắp xếp thông qua nhà nước, vì thế họ có dữ liệu của tất cả những người liên quan và điều này không đi ngược lại với chế độ theo dõi tài sản công dân của nước này.)
Đối với những đứa trẻ được nuôi nấng bởi cha mẹ ruột của mình, sự tương quan giữa sự giàu có của cha mẹ với sự giàu có trong tương lai của người con là khá cao – với kết quả là 0,33. (Tương quan bằng 0 có nghĩa là sự giàu có của cha mẹ không có mối liên hệ nào với sự giàu có của con cái, và tương quan bằng 1 chỉ ra rằng sự giàu có của cha mẹ và con cái là như nhau.).
Đối với những đứa trẻ được nhận nuôi thì sự tương quan có những điểm khác biệt: Tương quan giữa con nuôi và cha mẹ ruột thì thấp hơn (chỉ khoảng 0,13), trong khi đó tương quan giữa con nuôi và cha mẹ nuôi rơi vào khoảng giữa (0,23). Những con số này cho thấy những đứa trẻ với tương lai thành công về mặt tài chính có nền tảng từ gia đình mà chúng được nuôi dưỡng hơn là nhờ có các năng lực mà chúng được thừa kế.
Vậy chính xác thì việc được nuôi dưỡng trong một gia đình giàu có sẽ giúp ích gì cho việc cải thiện tình hình kinh tế? Nghiên cứu sâu hơn các dữ liệu đã đưa ra những kết quả khả quan, nhưng vẫn không đủ để đi đến kết luận. Các nhà nghiên cứu chỉ có thể dự đoán rằng, việc dạy trẻ con cách mua bán cổ phiếu, giữ liên hệ với các chuyên gia hay chi trả học phí cho trẻ đến học ở trường tư đều không phải là yếu tố tác động đến tương lai đứa trẻ. Thay vào đó, một yếu tố đóng vai trò quan trọng có thể là việc các đứa trẻ khá giả hơn thường có xu hướng tiết kiệm tiền. Hoặc là, theo như lời các nhà nghiên cứu, những bậc phụ huynh giàu có hơn trao cho con cái của họ nhiều tiền hơn (và ít nợ nần hơn).
Nghiên cứu này tất nhiên không tránh khỏi những mặt hạn chế. Điểm hạn chế lớn nhất là cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi thường có lý lịch rất khác nhau. Những cha mẹ ruột trong mẫu điều tra trung bình sở hữu khoảng 36.000 đô, trong khi đó cha mẹ nuôi trung bình sở hữu khoảng 122.000 đô. (Cả hai số liệu trên đều được tính bằng đơn vị đô-la ngày nay.) Vì thế, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu được kết quả của việc những đứa trẻ từ một gia đình nghèo được nuôi dạy bởi một gia đình giàu có hơn, nhưng lại không điều tra được điều ngược lại – tình trạng tài chính trong tương lai của những đứa trẻ sinh ra giàu có nhưng lớn lên trong môi trường nghèo khó.
Tuy nhiên, công bằng mà nói thì nghiên cứu trên đã mô tả một hiện tượng đang phổ biến tại nước Mỹ, nơi mà giá trị tài sản trung bình của những gia đình giàu có đã tăng gấp đôi trong vòng ba thập kỷ và giá trị tài sản của những gia đình có thu nhập thấp thì lại giảm đi trong cùng một giai đoạn. Thụy Điển, với chế độ lương hưu khá phóng khoáng và mức thuế cao, có thể không phải là một bản sao hoàn hảo của Hoa Kỳ nhưng đất nước này cũng đã đạt đến mốc gần như vậy. (Hơn nữa, khả năng dịch chuyển xã hội ở Thụy Điển cũng có thể chỉ thấp ngang bằng ở Mỹ.) Có vẻ như một đất nước Scandinavia với chế độ quân bình cũng có lúc phải gian lận trong trò xổ số cuộc đời.
Thảo luận tại diễn đàn: Người giàu dạy con giàu như thế nào?