Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Những Câu Nói Đùa Của Người Lớn Khiến Trẻ Bị Tổn Thương

Trong kí ức mỗi chúng ta, hẳn ai cũng nhớ rõ có một thời thơ dại, mình đã từng ám ảnh hoặc sợ hãi một ai đó cho đến mãi hiện tại, tất cả xuất phát chỉ vì những câu nói đùa của người lớn. Khi thì là câu nói đùa của bác hàng xóm, khi thì câu nói đùa của người lạ, và có cả những câu nói đùa của chính bố mẹ mình.
Người lớn thường bao biện rằng vì trẻ con hư, không nghe lời, không chịu ăn… nên mới nói đùa như thế, mục đích chỉ để dọa trẻ. Đa số mọi người nghĩ đơn giản là trẻ con sẽ nhanh chóng quên đi những lời họ nói, còn hiện tại, bọn trẻ sẽ biết sợ, biết nín khóc, biết chịu ăn, biết ngoan ngoãn… Vậy nên họ vẫn thường xuyên nói đùa với bọn trẻ. Vô hình chung, những câu nói đùa của người lớn cứ ăn sâu dần vào tâm hồn ngây thơ của các bé và tích tụ thành những nỗi ám ảnh trong kí ức tuổi thơ, thậm chí đeo đẳng suốt cuộc đời.
Hậu quả của những lời nói đùa đó có lẽ người lớn cũng chẳng thể hình dung hết được. Cho đến mới đây, khi vụ việc một em bé 2 tháng tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc chết thảm chỉ vì người hàng xóm nói đùa với chị gái của bé rằng:“Mẹ cháu có con trai rồi, giờ không cần cháu nữa!”, có lẽ những bậc làm cha, làm mẹ mới thực sự thức tỉnh.
Cùng điểm qua một vài câu đùa người lớn thường hay nói với trẻ con dưới đây:
[​IMG]Câu nói này thường chỉ mang tính mua vui nhưng khi nghe xong, trẻ con sẽ thấy sợ hãi vì bố không về với mình nữa.
[​IMG]Đây là câu nói thường xuyên của người ngoài khi thấy một nhà mới sinh con thứ. Câu nói đùa này dễ khơi dậy lòng ghen tị trong tâm hồn trẻ.
[​IMG]Bị đùa là con ông ba bị, con bà ăn xin, trẻ con thấy mặc cảm vì xuất thân thấp hèn của mình.
[​IMG]Nếu bị chê bai là quá béo hay quá gầy, trẻ cũng dễ mặc cảm.
[​IMG]
những câu nói đùa của người lớn khiến trẻ bị tổn thương

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Dấu hiệu thiếu 5 chất phổ biến ở trẻ mẹ cần biết

Sắt, chất xơ, vitamin B12, vitamin D, vitamin C… là những chất trẻ dễ bị thiếu hụt nhất.
Nếu nghi ngờ con có những biểu hiện dưới đây, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để có lời khuyên thích hợp trong việc bổ sung dưỡng chất cho bé.
Sắt
Dấu hiệu thiếu sắt: trẻ gầy, chậm hoặc không tăng cân, hay khóc quấy, kém hoạt bát, yếu và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm biết đứng, biết đi, tóc dễ rụng, da xanh,…
Tổ chức WHO ước tính có đến ¼ dân số bị thiếu sắt. Thiếu sắt là tình trạng cực kì phổ biến ở trẻ em. Sắt đóng vai trò trong cực kì quan trọng đối với hồng cầu trong máu để đưa oxy đi khắp các mô, tế bào, nuôi cơ thể. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, trẻ mệt mỏi và hay quấy khóc, cáu gắt.
Thực phẩm nhiều sắt cho trẻ: thịt bò, thịt gà, rau lá xanh đậm, các loại đậu, hoa quả họ cam, chanh, ớt chuông, cà chua,…
Vitamin C
Dấu hiệu thiếu vitamin C: chảy máu chân răng, tụt lợi, tóc và da khô, cơ thể mệt mỏi, người đau, xuất hiện những vết bầm tím.
[​IMG]
Những loại quả giàu vitamin C ​
Thực phẩm giàu vitamin C: hoa quả họ cam chanh, bông cải xanh, bắp cải, cà chua, đậu xanh, dâu tây, kiwi, dưa hấu, chuối,…
Vitamin D
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D: đổ mồ hôi đầu, ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình, hay quấy khóc, gắt gỏng, chậm biết đi, chậm mọc răng, tóc rụng hình vành khăn,…
Thực phẩm nhiều vitamin D cho trẻ: cá và dầu gan cá (đặc biệt là cá ngừ, cá hồi), sữa và các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng,… Bên cạnh đó, cho trẻ tắm nắng buổi sớm cũng là cách bổ sung vitmin D cực hiệu quả.
Chất xơ
Dấu hiệu trẻ thiếu chất xơ: biểu hiện rõ nhất là trẻ táo bón, đi cầu không thường xuyên. Ngoài ra, trẻ có thể rất nhanh đói, thừa cân nhưng hoạt động yếu ớt,…
[​IMG]
Trẻ em là đối tượng rất​ hay bị táo bón do cơ thể thiếu chất xơ
Trẻ em là đối tượng rất hay bị táo bón do cơ thể thiếu chất xơ. Tình trạng ăn nhiều đồ chế biến, đóng gói sẵn, thức ăn nhanh hiện nay cũng khiến việc trẻ thiếu chất xơ càng trở nên phổ biến.
Thực phẩm nhiều chất xơ cho trẻ: rau và hoa quả tươi, các món ăn thuộc họ đậu,…
Vitamin B12
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin B12: trẻ hay đờ đẫn, ít khóc, ít cựa quậy và hoạt động, phản ứng rất chậm chạp, chỉ thích ngủ, chân tay cựa quậy quờ quạng một cách vô ý thức, đầu, thân mình và tay chân luôn lắc lư run rẩy,…
Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây buồn nôn, táo bón, ăn kém ngon, mệt mỏi và suy giảm trí nhớ ở trẻ.
Thực phẩm nhiều vitamin B12 cho trẻ: các sản phẩm từ sữa, thịt, trứng, hải sản, đậu nành,…

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Người giàu dạy con giàu như thế nào?

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình khá giả cũng sẽ được dạy dỗ để trở nên giàu có như cha mẹ chúng, kể cả khi những đứa trẻ đó là con nuôi.
Gần đây, mỗi nghiên cứu mới về sự dịch chuyển xã hội càng bào mòn thêm câu chuyện về chế độ trọng dụng người tài mà người Mỹ thường kể cho nhau nghe; và mỗi nghiên cứu lại cung cấp thêm bằng chứng cho việc cuộc sống thoải mái đã được để dành sẵn cho những người mà các nhà xã hội học gọi là kẻ chiến thắng xổ số cuộc đời. Tuy nhiên, mới đây lại có gợi ý rằng kết quả của trò xổ số này vẫn có thể bị thao túng kể cả sau khi những quả bóng đánh số quyết định sự bất bình đẳng đã được bốc thăm.
[​IMG]
Người giàu dạy con
Môi trường là một yếu tố quan trọng, và nó có thể điều khiển được. Chẳng hạn, một nghiên cứu của trường Havard cho thấy việc di chuyển những gia đình nghèo khó tới một khu dân cư tốt hơn sẽ giúp tăng cơ hội đáng kể cho những đứa trẻ thoát khỏi đói nghèo khi chúng lớn lên.
Việc những đứa trẻ trong các gia đình giàu có khi trưởng thành cũng trở thành người giàu có đã được ghi chép lại rất rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu vì sao và làm cách nào mà điều đó có thể xảy ra. Có lẽ chúng lớn lên thành người giàu có bởi chúng thừa kế những kỹ năng và phẩm chất nhất định, ví dụ như xu hướng mang tiền đi gửi tiết kiệm. Cũng có thể đa phần lý do là bởi những bậc phụ huynh khá giả đầu tư hơn vào việc giáo dục con cái và giúp đỡ chúng có được những công việc trả lương cao. Vậy tóm lại nguyên do là bởi tự nhiên hay do con người tạo nên?
Một nghiên cứu mới của các nhà kinh tế học tại trường Đại học Texas ở Austin, Đại học Cao đẳng Dublin và Đại học Lund (ở Thụy Điển) đã cho chúng ta câu trả lời. Họ nghiên cứu giá trị tài sản ròng của những người Thụy Điển được nhận nuôi sinh ra vào những năm 1950, 1960 và 1970, sau đó so sánh chúng với giá trị tài sản ròng của cả cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi của họ. (Tại Thụy Điển, mọi trường hợp nhận con nuôi đều được sắp xếp thông qua nhà nước, vì thế họ có dữ liệu của tất cả những người liên quan và điều này không đi ngược lại với chế độ theo dõi tài sản công dân của nước này.)
Đối với những đứa trẻ được nuôi nấng bởi cha mẹ ruột của mình, sự tương quan giữa sự giàu có của cha mẹ với sự giàu có trong tương lai của người con là khá cao – với kết quả là 0,33. (Tương quan bằng 0 có nghĩa là sự giàu có của cha mẹ không có mối liên hệ nào với sự giàu có của con cái, và tương quan bằng 1 chỉ ra rằng sự giàu có của cha mẹ và con cái là như nhau.).
Đối với những đứa trẻ được nhận nuôi thì sự tương quan có những điểm khác biệt: Tương quan giữa con nuôi và cha mẹ ruột thì thấp hơn (chỉ khoảng 0,13), trong khi đó tương quan giữa con nuôi và cha mẹ nuôi rơi vào khoảng giữa (0,23). Những con số này cho thấy những đứa trẻ với tương lai thành công về mặt tài chính có nền tảng từ gia đình mà chúng được nuôi dưỡng hơn là nhờ có các năng lực mà chúng được thừa kế.
Vậy chính xác thì việc được nuôi dưỡng trong một gia đình giàu có sẽ giúp ích gì cho việc cải thiện tình hình kinh tế? Nghiên cứu sâu hơn các dữ liệu đã đưa ra những kết quả khả quan, nhưng vẫn không đủ để đi đến kết luận. Các nhà nghiên cứu chỉ có thể dự đoán rằng, việc dạy trẻ con cách mua bán cổ phiếu, giữ liên hệ với các chuyên gia hay chi trả học phí cho trẻ đến học ở trường tư đều không phải là yếu tố tác động đến tương lai đứa trẻ. Thay vào đó, một yếu tố đóng vai trò quan trọng có thể là việc các đứa trẻ khá giả hơn thường có xu hướng tiết kiệm tiền. Hoặc là, theo như lời các nhà nghiên cứu, những bậc phụ huynh giàu có hơn trao cho con cái của họ nhiều tiền hơn (và ít nợ nần hơn).
Nghiên cứu này tất nhiên không tránh khỏi những mặt hạn chế. Điểm hạn chế lớn nhất là cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi thường có lý lịch rất khác nhau. Những cha mẹ ruột trong mẫu điều tra trung bình sở hữu khoảng 36.000 đô, trong khi đó cha mẹ nuôi trung bình sở hữu khoảng 122.000 đô. (Cả hai số liệu trên đều được tính bằng đơn vị đô-la ngày nay.) Vì thế, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu được kết quả của việc những đứa trẻ từ một gia đình nghèo được nuôi dạy bởi một gia đình giàu có hơn, nhưng lại không điều tra được điều ngược lại – tình trạng tài chính trong tương lai của những đứa trẻ sinh ra giàu có nhưng lớn lên trong môi trường nghèo khó.
Tuy nhiên, công bằng mà nói thì nghiên cứu trên đã mô tả một hiện tượng đang phổ biến tại nước Mỹ, nơi mà giá trị tài sản trung bình của những gia đình giàu có đã tăng gấp đôi trong vòng ba thập kỷ và giá trị tài sản của những gia đình có thu nhập thấp thì lại giảm đi trong cùng một giai đoạn. Thụy Điển, với chế độ lương hưu khá phóng khoáng và mức thuế cao, có thể không phải là một bản sao hoàn hảo của Hoa Kỳ nhưng đất nước này cũng đã đạt đến mốc gần như vậy. (Hơn nữa, khả năng dịch chuyển xã hội ở Thụy Điển cũng có thể chỉ thấp ngang bằng ở Mỹ.) Có vẻ như một đất nước Scandinavia với chế độ quân bình cũng có lúc phải gian lận trong trò xổ số cuộc đời.
Thảo luận tại diễn đàn: Người giàu dạy con giàu như thế nào?

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông

Nhiệt độ mùa đông giảm làm tăng nguy cơ ốm cho trẻ. Bố mẹ cần lưu ý một số điều sau để giúp trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa đông.

Không cho trẻ ra ngoài

Bạn tưởng chừng việc không cho trẻ ra ngoài là để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Nhưng ý nghĩ đó thật sai lầm. Trẻ em cần được tiếp xúc với môi trường bên ngoài ngay cả những ngày gió rét vì nếu không được ra ngoài trẻ sẽ không được tiếp xúc với không khí trong lành và sẽ làm giảm hệ miễn dịch của trẻ.

Cho trẻ tắm nắng

Mùa đông cũng như mùa hè, bạn nên cho trẻ tắm nắng từ sáng sớm hoặc chiều muộn. Việc làm này giúp trẻ  hấp thu được vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp bé duy trì được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tránh cho bé tắm nắng vào thời gian buổi trưa vì lúc này ánh sáng mặt trời có nhiều tia cực tím không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Mặc quần áo phù hợp cho bé

Khi cho bé ở trong nhà bạn nên mặc quần áo phù hợp, khiến bé dễ chịu, thỏa mái để khi con chơi sẽ không ảnh hưởng đến quá trình chạy nhảy của con. Khi bạn cho bé ra ngoài thì nhớ mặc quần áo ấm, gang tay, tất, mũ, khẩu trang… tránh để bé bị lạnh.


Tránh để bé bị lạnh do mưa ướt

Với  thời tiết mùa đông là mưa phùn, ẩm ướt, vậy bạn hãy chọn cho bé quần áo khoác không bị thấm nước mỗi khi đi ra ngoài. Nếu cho bé ra ngoài mà gặp trời mưa khiến trẻ bị ướt  bạn hãy lâu khô người và thay quần áo cho bé ngay, sau đó cho bé uống một cốc sữa ấm giúp bé cân bằng được nhiệt độ cơ thể.

Luôn giữ đôi tay sạch sẽ

Bất kể mùa đông hay mùa hè thì bạn hãy dạy con ý thức được việc vệ sinh đôi tay sạch sẽ,  giúp bé tránh được nững bệnh lây nhiễm virút từ người khác

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Vào mùa đông sức đề kháng của bé kém, bố mẹ cần khuyến khích bé ăn uống đầy đủ. Nên khuyến khích bé ăn thật nhiều rau xanh theo mùa như  bí ngô, carrot… vì những loại rau này cung cấp nhiều vitamin cho bé. Bố mẹ nên nhắc con thường xuyên uống nước để tránh cho cơ thể bị mất nước.

Giúp bé ngủ ngon

Sau một ngày vui chơi, học tập mệt mỏi thì bé cần được nghỉ ngơi và có những giấc ngủ ngon để hồi  phục sức khỏe. Bạn nên cho bé đi ngủ sớm, không nên cho bé xem ti vi trước giờ đi ngủ. Ngoài ra sau  mỗi ngày hoặc mỗi tuần bạn nên tổ chức cho bé có những buổi vui chơi ngoài trời phù hợp, để giúp bé giải tỏa được sự mệt mỏi sau những ngày học tập vất vả.

Khi bé bị ốm

Đối với những bé có sức đề kháng kém thì đây là mùa bé hay bị ốm, cảm sốt...Khi bé bị cảm sốt nhẹ thì bạn có thể không cho bé uống thuốc. Hãy cho bé nghỉ ngơi và uống đủ nước. Nếu bạn thấy bé sốt cao thì nên tìm đến bác sĩ để được lời khuyên tốt nhất.

Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh.

Mời các bạn thảo luận tại đây

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Bố mẹ đã khen ngợi con đúng cách chưa?

Khen ngợi là yếu tố giúp con có thêm động lực để cố gắng trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, những lời khen ngợi sẽ phản tác dụng nếu như vượt quá sự vừa đủ. Vì vậy cần tinh tế trong những lời khen dành cho trẻ.
Những lời khen ngợi sẽ phản tác dụng nếu như vượt quá sự vừa đủ
Đôi khi, bố mẹ khen ngợi con mà không nghĩ nhiều, chỉ đơn giản là mong con sẽ tiếp tục phát huy những cái tốt đó trong tương lai, nhưng dường như càng nghe nhiều lời khen như vậy, trẻ lại càng coi đó là đặc quyền của mình. Chính những lớn khen với ẩn ý tốt của bố mẹ lại vô tình khiến con không cố hết sức mình.
Bố mẹ nên “để dành” những lời khen của mình và tránh những lỗi thường gặp sau:
1. Lời khen hay nhưng không “chất”
Con trai bạn vừa ném trúng quả bóng quyết định trong trận bóng rổ. Ngay lập tức bạn hét lên “Bao công tập tành của con cuối cùng đã được đáp trả rồi” để chúc mừng con. Trong trường hợp này thì bạn chỉ cần nói “Tuyệt vời lắm con” có lẽ là đã đủ. Bạn nói vậy sẽ khiến con chỉ tập trung vào mục tiêu trước mắt (kết quả của trận bóng rổ này) hơn là mục tiêu lâu dài (những trận sau nữa).
Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu Carol Dweck, những trẻ nhận được những lời khen rỗng tuếch sẽ ít có khả khả năng giải quyết những thử thách khó khăn trong những lần sau hơn là những trẻ được nghe những câu như “Con phải thật sự cố gắng”. Tuy nhiên dường như các bậc cha mẹ lại đang sự dụng “quá liều” những lời khen “rỗng” như vậy, đó là lý do lại sao trẻ luôn có cảm giác mình đác được tung hô cho mọi thành tựu mà trẻ đạt được, dù lớn hay nhỏ.
Lời khuyên: Một “liều” vừa đủ những lời động viên khuyến khích con về sự kiên trì, chăm chỉ của con sẽ giúp con tiến xa hơn là những lời khen ngọt lịm “con giỏi lắm”, “con siêu lắm”. Đằng sau khuôn mặt tự hào của bé bạn còn có thể thấy động lực và hành vi tích cực của bé sau này.
2. Khen ngợi khả năng tự nhiên
Sẽ là điều bình thường nếu bạn vui mừng khi con gái 5 tuổi của mình đá vào gôn nhiều hơn tất cả các bạn cùng độ tuổi hay con trai 7 tuổi sở hữu tài năng trời phú. Trong những trường hợp này bố mẹ lại có xu hướng khen ngợi quá đà như “Con đúng là một ngôi sao”, “Con đúng là thiên tài”.
Nhưng bố mẹ đã tập trung vào sai chỗ. Khả năng tự nhiên hay tài năng năng thiên bẩm là thứ mà các bé có sẵn, bé chẳng mất gì, hay phải cố gắng gì để có được nó. Ví dụ, những đứa trẻ được khen ngợi về tài năng thể thao thiên bẩm từ khi còn nhỏ sẽ lớn lên mà không tiếp tục phát triển khả năng đó của mình, không nỗ lực và không cùng phối hợp trong một tập thể. Nhưng khi lớn lên, những người khác có thể theo kịp họ về kĩ năng và thể lực, khi đó “thiên tài” sẽ không chấp nhận được thực tế, thất vọng nhưng cũng không có khả năng thay đổi tình hình.
Lời khuyên: Sẽ tốt hơn cho trẻ nếu bạn đưa ra lời động viên về hành động, chứ không phải khả năng. Hãy tập trung vào sự nỗ lực hay tiến bộ, thứ mà trẻ có kiểm soát được, hơn là những khả năng tự nhiên, điều mà trẻ không thể kiểm soát.
3. “Dán nhãn” cho con
Đôi khi lời khen phát ra ngay cả khi chúng ta không có ý định nói. Ví dụ, khi các bố mẹ nói chuyện về con mình, bố mẹ sẽ tình cờ khen ngợi con, hay thậm chí chê bai con mà chẳng hề nhận ra. Chúng ta đã vô tình gán con mình vào những “danh hiệu” như con tôi là: “một đứa trẻ khỏe mạnh”, “một đứa trẻ hài hước”, “một đứa trẻ nhút nhát” mà không hề nhận ra. Chúng ta đã nhấn mạnh vào khả năng của con thông qua việc so sánh, và “gói” tất cả những đứa trẻ của chúng ta trong một cái hộp chật hẹp.
Hay tệ hơn, bố mẹ còn tạo nên những đứa trẻ gắn với những nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ bố mẹ sẽ hay có kiểu khen con là “chuyên gia bê bát”, “chuyên gia dọn đồ chơi”. Bằng những lời khen như vậy, bố mẹ đã vô tình áp đặt con, khiến con không thể kiểm soát được con là ai hay con làm gì.
Lời khuyên: Ngay cả khi bạn biết rằng con gái bạn có thể sau này sẽ có tương lai trở thành người mẫu, hay con trai bạn không bao giờ dám đứng phát biểu trước đám đông, bạn cũng đừng “dán nhãn” con gái mình là “một đứa xinh đẹp” hay con trai mình là “một đứa nhút nhát”. Còn khi phân chia các công việc trong nhà, hãy phân chia công việc phù hợp với lứa tuổi và một cách công bằng để các con đều có thể thử qua mọi việc. Và biết đâu đấy, với những lời động viên từ bố mẹ, con trai nhút nhát ngày nào của bạn có thể tự tin đứng thuyết trình giữa hàng nghìn người thì sao?
4. Khen ngợi quá nhiều trước mặt anh/chị/em của chúng
Trẻ thích được khen ngợi về những gì chúng làm tốt, chứ không phải những gì anh em của chúng làm. Đôi khi, bố mẹ khen đứa này đơn giản là muốn tạo động lực cho đứa khi. Tuy nhiên, những lời khen đó sẽ dẫn đến việc cạnh tranh, ganh đua giữa anh chị em trong nhà, điều mà bố mẹ không hề muốn xảy ra.
Lời khuyên: Lời động viên, cũng giống như việc mắng mỏ con, tốt nhất nên được nói với con một cách chân thành và riêng tư, để trẻ có thể tận hưởng khoảnh khắc tự hào thật sự về những gì chúng đã đạt được. Và bố mẹ cũng phải đảm bảo rằng anh/chị/em của chúng sẽ không có cảm giác chán nản hay cảm thấy mình kém cỏi hơn. Hơn thế, trẻ cũng sẽ nghe những lời bạn nói một cách nghiêm túc hơn khi mà bạn gọi chúng riêng ra một chỗ để nói.
5. Theo sau lời khen là một câu chỉ giáo
Không có gì “cay đắng” bằng việc nhận một lời khen có kèm theo môt lời chỉ giáo để ngay lập tức dìm nó xuống. Đây là một ví dụ: “Bước vào phòng của con thích thật đấy, chắc hẳn con đã phải dành rất nhiều thời gian để dọn dẹp. Thấy không, như thế này có phải tốt không?”. Câu khen ngợi conngọt ngào ngay lập tức đã biến thành chỉ giáo. Thêm một câu “Mẹ đã bảo con rồi mà” thì chắc chắn bạn đã cướp hết đi những cảm giác vui sướng vì được khen trong con rồi.
Lời khuyên: Hãy dừng lại ở những lời động viên con thôi, bạn không cần thiết phải làm rõ vấn đề hơn đâu. Trẻ sẽ chỉ tỏ ra chống đối nếu những lời khen bị làm hỏng bởi những câu chỉ giáo.
Những lời khen ngợi con ngọt ngào cũng chẳng khác gì viên kẹo vậy, nó chỉ ổn nếu bạn cho trẻ vừa đủ. Và bố mẹ cũng cần tinh tế trong những lời khen dành cho trẻ. Những câu như “Con chắc hẳn phải tự hào lắm về công sức mà con bỏ ra”, hay “Mẹ đánh giá cao sự giúp đỡ của con ngày hôm nay” sẽ hay hơn những câu trống rỗng như “con giỏi lắm”, và quan trọng hơn, nó sẽ đưa trẻ tiến xa hơn trong tương lai.
Thảo luâ

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

6 bí mật của những bà mẹ nuôi con hiếm khi bị ốm

Các chuyên gia sức khỏe tiết lộ, những đứa trẻ hiếm khi bị ốm là do khi nuôi con các mẹ duy trì 6 thói quen tốt dưới đây.

Nhìn đứa bé cạnh nhà vui tươi khỏe mạnh quanh năm suốt tháng, bạn thèm thuồng nghĩ không biết cha mẹ chúng đã nuôi con và chăm sóc con như thế nào mà chúng có được sức khỏe tốt đến vậy.

1. Giữ tay luôn sạch sẽ


Thường xuyên rửa tay sẽ làm giảm đáng kể sự lây lan của các bệnh hô hấp và tiêu hóa. Do đó, để đảm bảo con bạn luôn có một sức khỏe thật tốt, hãy tập cho chúng thói quen gìn giữ, vệ sinh tay thật sạch sẽ. Cần thiết có thể sử dụng chất khử trùng khi chúng rời khỏi trường học, mỗi lần trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Chìa khóa cho các bà mẹ là dạy trẻ vừa hát Happy birthday vừa chà rửa tay trong vòng 15-20 giây/lần để đảm bảo tay luôn sạch sẽ.

2. Vận động hàng ngày


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với cường độ vừa phải có thể làm giảm đến 25% - 50% số lần mắc cảm lạnh và cúm có thể xảy ra hàng năm.

Nhiều phụ huynh cũng cho biết, qua theo dõi thực tế con cái họ, họ nhận thấy tập thể dục tốt hơn so với bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào.

Với trẻ nhỏ, rèn luyện cho trẻ thói quen vận động từ sớm, như đi bộ, giúp mẹ làm việc nhà, vui chơi ngoài trời... là những việc cần thiết để đảm bảo duy trì sức khỏe lành mạnh. Đó cũng là một trong những bí mật của những đứa trẻ hiếm khi đau ốm.

3. Ngủ đủ giấc


Để đảm bảo sức khỏe cho con yêu, hãy chắc chắn rằng chúng luôn đi ngủ sớm và duy trì thường xuyên những giấc ngủ vừa dài, vừa sâu. Thiếu ngủ gần như làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh cúm và cảm lạnh.

Với trẻ nhỏ, hầu hết các bé cần khoảng 14 giờ ngủ mỗi ngày, trẻ đi mẫu giáo cần khoảng 11-13 giờ.

Không chỉ cần nhắc nhở trẻ đi ngủ đúng giờ mà bạn còn cần quan tâm đến các điều kiện để đảm bảo giấc ngủ của con đạt chất lượng tốt nhất như không gian yên tĩnh, thoáng đãng...

4. Tránh đưa tay lên mặt

Virus cúm và cảm lạnh đi vào cơ thể qua đường mắt, mũi, miệng, do đó bạn cần nhắc nhở trẻ không được đưa tay lên những vùng dễ truyền bệnh đó.

Trong một số trường hợp, không phải lúc nào trẻ cũng có thể rửa tay thường xuyên và ngay lập tức. Do đó, hãy dạy con bạn không nên đưa tay lên mặt nhiều. Ngoài ra, bọn trẻ cũng cần được nhắc nhở rằng không bao giờ chia sẻ ống hút, ly uống nước hay bàn chải của mình cho các bạn ở lớp.

5. Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh


Những đứa trẻ hiếm khi đau ốm luôn duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Cụ thể, các bữa ăn của chúng chứa nhiều rau củ quả và trái cây, nó giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, dây tay, cam và vitamin D như cá ngừ, ngũ cốc... cũng là một giải pháp. Ngoài ra, cho trẻ ăn nhiều sữa chua cũng góp phần xây dựng hệ miễn dịch tốt cho trẻ.

6. Tiêm chủng đầy đủ

Một trong những yếu tố không thể bỏ qua để đảm bảo sức khỏe cho con bạn đó là đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh dễ gặp phải.

(Theo Phụ Nữ Online)/Vietnamnet

4 mẹo để tâm sự "chuyện ấy" với con gái dễ dàng hơn

Các chuyên gia tâm lý học luôn khuyên các bà mẹ tích cực tâm sự với con gái về cơ thể cũng như về "chuyện ấy", để chúng hiểu cơ thể mình và biết bảo vệ mình tốt hơn. Nhưng nói bao giờ cũng dễ hơn làm.


Rất nhiều người cảm thấy không thể cất lời trước một vấn đề quá ư là "nhạy cảm" và khó nói như vậy. Dưới đây là những bí quyết để các cuộc tâm tình trở nên dễ dàng hơn, được chia theo các độ tuổi khác nhau.

1. Nhóm tuổi từ 2-6.

Nếu bạn bắt đầu "tâm sự" với con ngay từ độ tuổi này, mọi kiến thức và kỹ năng tương lai sẽ được bồi đắp dễ dàng hơn rất nhiều. Con gái bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái với cơ thể mình, còn mối quan hệ giữa hai mẹ con sẽ chặt chẽ hơn bao giờ hết nếu như bạn có thể tiến hành những cuộc đối thoại không-lo-sợ, không-phán-xét trong những năm tháng nền móng này.

Con bé sẽ không bao giờ cảm thấy xấu hổ hoặc tội lỗi khi phải hỏi mẹ về những nội dung liên quan đến chuyện ấy, đơn giản vì tâm sự với mẹ luôn là một phần trong cuộc sống của trẻ.

Nên nhớ rằng, nếu như bạn luôn trả lời các câu hỏi của con gái một cách thành thật trong những năm tháng này, con bé sẽ coi bạn là người mà nó luôn ngưỡng mộ và tin tưởng. Ngược lại, việc bạn né tránh chỉ khiến cho con bé đánh mất niềm tin ở mẹ và ngày càng xa cách mà thôi. Vì thế, nếu như bạn muốn con gái mình cảm thấy có thể gõ cửa phòng mẹ xin lời khuyên và sự ủng hộ bất cứ khi nào, hãy bắt đầu gây dựng niềm tin ngay từ lúc nào.

Tin mừng là dạy trẻ về "chuyện ấy" trong giai đoạn 2-6 tuổi cực kỳ đơn giản, bởi bạn không phải dạy chúng về các khái niệm kiểu như tình dục là gì hay ham muốn có cơ chế hoạt động như thế nào. Bạn chỉ đơn thuần đưa ra các định nghĩa mà thôi. Chẳng hạn như bạn có thể chỉ vào ngực bé và nói, "Đây là ngực, tất cả phụ nữ đều có. Sau này đó sẽ là nơi cho em bé bú sữa".

Nên nhớ, bạn là người lớn, và trách nhiệm của bạn là phải gạt bỏ sự ngượng ngùng và sợ hãi của mình khi đề cập đến những đề tài nhạy cảm, để cảm xúc đó không truyền sang con bé. Chẳng hạn như lúc tắm cho bé, nếu để ý thấy vùng kín của bé có vết đỏ, bạn có thể hỏi ngay "Con có bị đau không? Con có cần mẹ bôi kem lên đó không?". Bằng cách này, bạn sẽ dạy cho trẻ nhiều điều về cơ thể chúng, về cách chăm sóc, để ý đến nó. Trẻ cũng hiểu rằng, không cần phải thì thào khi hỏi về vùng kín của mình như thể đó là thứ gì xấu xí, đáng sợ lắm.

2. Nhóm tuổi 7-11

Đây là khoảng thời gian bạn nhồi nhét càng nhiều thông tin càng tốt vào đầu trẻ, bởi trẻ đặc biệt tò mò, sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh và vì cơ thể trẻ cũng bắt đầu thay đổi.

Các nghiên cứu cho thấy, nếu như các bé gái được học trước về kỳ kinh, chúng sẽ bớt hoảng sợ khi lần đầu chứng kiến hiện tượng đó hơn hẳn. Vì thế, hãy chuẩn bị kiến thức và cả tinh thần cho con gái bạn, cũng như khiến trẻ cảm thấy tự hào vì mình đang trong hành trình trở thành một người phụ nữ hoàn thiện.

Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để trẻ tiếp cận những cuốn sách giáo dục giới tính dành cho trẻ em, cũng như tìm hiểu về băng vệ sinh và áo ngực. Bạn cũng có thể chia sẻ với con những câu chuyện về kỳ kinh đầu tiên của mình, cũng như cảm giác của bạn khi bỗng dưng thấy lông nách mọc ra. Mục đích của việc này là để trẻ hiểu rằng hiện tượng đó không chỉ xảy ra với mình trẻ, rằng trẻ không hề dị biệt hay phải xấu hổ, ngượng ngập về những hiện tượng đó.

3. Nhóm tuổi 12-15

Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là người mẹ cần tôn trọng thực tế rằng con bé giống như cái kén, chuẩn bị nở thành bướm.

Kể cả khi con gái bạn mãi sau này mới làm chuyện ấy, thì việc chuẩn bị kỹ càng cho giai đoạn này vẫn hết sức quan trọng. Bạn có thể khai thác và tận dụng mọi nội dung liên quan đến sex mà mình vô tình bắt gặp trên phim ảnh, TV, nhạc... để trò chuyện với con, bởi một cuộc trao đổi "phi chính thức" như vậy sẽ khiến cô bé cảm thấy thoải mái hơn là một tiết học rao giảng về giáo dục giới tính.

Lấy thí dụ, nếu như trong cuốn sách giáo dục giới tính bạn mua cho cô bé đã đề cập đến thủ dâm, thì khi hai mẹ con đang xem một bộ phim có cảnh liên quan đến thủ dâm, bạn hoàn toàn có thể thảo luận cùng cô bé về vấn đề đó. Đừng lo, bạn không cần phải đi quá sâu vào chi tiết. Cái cô bé cần là sự thẳng thắn, không né tránh. Rất nhiều phụ nữ tham gia khảo sát khoa học thừa nhận, họ ước gì đã được mẹ mình dạy rằng thủ dâm không hề xấu mà còn là cách tốt để tìm hiểu về cơ thể mình.

Cũng đừng chỉ dạy cô bé phải lo sợ trước việc có thai hay mắc bệnh tình dục STD. Hãy để cô bé hiểu rằng ham muốn và hưng phấn cũng rất quan trọng. Hãy mang đến cho cô bé điều mà Internet không làm được: Sự hy vọng của bạn dành cho cô bé.

4. Giai đoạn 15-21

Bạn đã dạy con những điều cơ bản nhất, và giờ cô bé cần được hỗ trợ trong việc kết nối các mảnh thông tin rời rạc đó thành những khái niệm. Đương nhiên, cô bé cũng cần thực hành để có thể tự mình xử lý trước các tình huống.

Đây là khoảng thời gian cô bé vừa muốn có mẹ bên cạnh để cảm thấy an toàn, vừa muốn vươn ra khám phá nhiều hơn về bản thân. Với tư cách người mẹ, hãy đồng hành cùng con, giúp cô bé đối mặt với những sức ép từ bạn bè, gây dựng niềm tin cần thiết để lắng nghe bản năng của mình, thay vi cảm thấy phải "biểu diễn" cho bạn bè cùng lứa. Nên nhớ rằng, rất nhiều cậu tai trẻ tìm hiểu về sex qua phim khiêu dâm nên có cách hiểu rất lệch lạc và phi thực tế về sự thỏa mãn và khoái cảm phái nữ.

Bạn sẽ không muốn xâm phạm vào sự riêng tư của cô bé. Điều quan trọng nhất là phải trò chuyện với cô bé, giúp cô bé học cách đánh giá cảm xúc, lựa chọn của mình, từ đó nhận định chất lượng của một mối quan hệ. Đừng lên lớp. Hãy lắng nghe và trò chuyện.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Một số lưu ý cha mẹ cần biết khi cho bé đi mua hàng ở siêu thị


Với mức sống như hiện nay, thì việc cho con đi chơi, mua sắm ở các trung tâm siêu thị là điều mà mọi gia đình có thể làm được. Tuy nhiên làm thế nào để cuộc đi chơi đó luôn an toàn, không gây nguy hiểm cho bé là điều cha mẹ nên biết. Dưới đây là một số cách giúp bạn đưa con đi chơi ở nơi mua sắm được an toàn.


1.  Khuyến khích bé đi bộ

Nếu bé nhà bạn đã biết đi thì bạn nên khuyến kích bé đi bộ cùng mẹ khi đi mua hàng trong siêu thị. Vì khi bé đi bộ sẽ giúp tăng cường sức khỏe và tránh gặp những nguy hiểm với những chiếc xe đẩy hàng.

2.  Bố mẹ nên bế hoặc nhấc bé vào xe đẩy

Trước khi đi siêu thị, bạn nên nhắc bé khi đến nơi nếu con muốn ngồi vào xe đẩy hàng thì cần phải nói với bố mẹ. Nếu bố mẹ đồng ý thì bố mẹ sẽ giúp đỡ con bằng cách bế hoặc nhấc con vào xe đẩy. Con không được tự ý leo trèo lên xe đẩy, vì trọng lượng của con sẽ làm mất cân bằng của xe gây ra đổ xe hoặc xe bị lật úp gây nguy hiểm cho con.

Bạn luôn nhắc con, khi đi siêu thị nếu con ngồi trên xe đẩy hàng, thì không được nhún nhảy hay đứng nên vớ đồ trên các kệ hàng. Như vậy sẽ khiến xe bị đổ hoặc hàng hóa ở các kệ sẽ đổ vào người, gây nguy hiểm cho con.

3.  Luôn để mắt đến trẻ


Trẻ con rất hiếu động vì vậy cha mẹ phải luôn để mắt đến con. Bạn hãy chắc chắn rằng con luôn được an toàn. Nếu bạn muốn chọn một đồ nào đó mà bạn cần thời gian, thì bạn có thể cho con xuống khỏi xe đẩy, để đảm bảo bé sẽ không bị ngã khi bạn rời mắt khỏi bé .

4. Chọn đúng loại xe đẩy

Trong một số siêu thị sẽ có xe đẩy dành riêng cho các mẹ có con nhỏ. Ở những xe đẩy này thường sẽ chắc chắn và thấp hơn những loại xe khác. Bạn nên sử dụng dây an toàn cho bé nếu có ở xe đẩy. Những điều trên giúp bé khi bị ngã sẽ ít bị nguy hiểm hơn.

5. Không để hàng hóa cùng chỗ ngồi của bé


Cha mẹ không nên để hàng hóa cùng chỗ ngồi của bé hoặc để bé ôm hàng. Như vậy sẽ khiến bé ngồi không vững và có thể bị ngã.

Trên đây là một số kinh nghiệm, giúp cha mẹ cho bé đi siêu thị một cách vui vẻ và an toàn.  Các mẹ còn kinh nghiệm nào nữa xin chia sẻ tại đây nhé.