Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Làm Thế Nào Để Làm Bạn Với Con?

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, khi trở về nhà chúng ta lại phải lo chuyện cơm nước, rồi những mối quan hệ này quan hệ kia. Sức lực của chúng ta đã bị vắt kiệt nên hầu hết các cha mẹ không còn dành nhiều thời gian cho con cái nữa. Thay vào đó là sự phó mặc con cho nhà trường, ông bà, người giúp việc, chăm sóc, nuôi dạy con em mình.

[​IMG]

Cuộc sống cứ thế trôi, mà người cha, người mẹ chúng ta không nhận ra rằng ở chung một nhà nhưng khoảng cách thì quá xa. Sau những bữa cơm, bố lại cặm cụi với chiếc máy tính, mẹ lại lướt face và con lại chơi ipad. Cảnh này chắc hẳn trong gia đình nào cũng đã và đang diễn ra. Bạn có bao giờ hỏi con nghĩ gì và cảm thấy như thế nào chưa?

Có bố mẹ nào đã nghĩ về một tuổi thơ của mình với đầy ấp tiếng cười của bố mẹ và con cái sau những ngày làm việc mệt mỏi. Mẹ và bố ngồi nghe con hát, kể chuyện gia đình hạnh phúc biết chừng nào. Những cảnh này giờ có vẻ không còn nhiều nữa bởi nhà nhà, người người đều sống trong xã hội hiện đại, vội vã... mà chính bản thân người làm cha người làm mẹ như chúng ta không nhận ra. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi phải làm gì để mình có thể chơi với con? Làm bạn với con để hiểu con, cũng như để con hiểu bố mẹ chưa?

Dưới đây là một số gợi ý nhỏ giúp bố mẹ kết bạn với con hiệu quả:

1. Tôn trọng con

Bạn nên để con tự quyết định, giải quyết một vấn đề nào đó trong phạm vi có giới hạn phù hợp với độ tuổi của con. Điều này giúp con có thể tự xoay sở trong các tình huống khi không có bạn bên cạnh. Ngoài ra còn giúp con tính độc lập, và con sẽ cảm thấy được đối xử một cách tôn trọng, bình đẳng.

2. Lắng nghe con nói

Sau một ngày đi học với bao nhiêu chuyện vui buồn xảy ra ở lớp, ở nhà... Bé nào cũng muốn bố mẹ lắng nghe con kể lại những câu chuyện đó, muốn hỏi những thắc mắc và muốn được bố mẹ quan tâm, trả lời. Mỗi ngày chỉ cần bố mẹ bỏ ra một ít phút để lắng nghe con nói, chắc chắn sẽ giúp bố mẹ hiểu con đang nghĩ gì? định làm gì?

3. Chơi cùng bé

Mỗi ngày bố mẹ nên bỏ ra 1 khoảng thời gian, 30 phút dến 1 tiếng để chơi cùng bé. Với bé gái thì bố mẹ có thể chơi trò chơi búp bê, công chúa, nàng tiên... Với bé trai bố mẹ có thể chơi ghép hình, ô tô, đá bóng... Thời gian đó sẽ là khoảng thời gian gắn kết tình cảm gia đình lại với nhau.

4. Hãy biết giữ lời hứa

Với trẻ con, lời hứa rất quan trọng. Nếu bố mẹ đã hứa gì với con thì hãy cố gắng thực hiện lời hứa đó để cho con hiểu rằng khi bố mẹ đã hứa là bố mẹ sẽ thực hiện, điều đó tạo sự tin tưởng giữa con cái và bố mẹ.

5. Tạo sự ngạc nhiên cho bé

Đôi khi bạn nên tặng bé một món quà nào đó mà bé đã từng ao ước, như vậy bạn sẽ tạo cho bé một niềm vui bất ngờ và con sẽ cảm thấy bạn thật là tuyệt vời.

Còn bạn, bạn đã làm gì để làm bạn với con? xin chia sẻ tại đây nhé.

Bệnh Chân Tay Miệng. Những Điều Bạn Nên Biết

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, nước bọt của người bị bệnh, dịch từ những vết phỏng nước. Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ lớn và người lớn có thể cũng bị nhưng sẽ ở thể nhẹ và ít bị bệnh hơn. Bệnh có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà mỗi trẻ mắc phải.

Bệnh có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày. Trẻ bị bệnh sẽ có một số triệu chứng như: sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau họng, đau mồm, lười ăn...

- 1,2 ngày sau khi phát bệnh, trên da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt hồng ban nổi ở trên da từ mờ mờ, rồi rõ, sau đó sẽ trở thành những bọng nước. Những bọng nước hay còn gọi là mụn nước này, có thể mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông của trẻ.

- Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, bỏ bú vì đau khi có những vết loét đỏ ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi.


[​IMG]


- Khi trẻ sốt hơn 39 độ c và có những biểu hiện bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, ngủ li bì... thì hãy ngĩ ngay đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Biến chứng của bệnh có thể khiến trẻ sẽ bị viêm não, phù phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Cách chăm sóc trẻ lúc này sẽ trở nên vô cùng quan trọng hơn bao giờ hết.

- Nếu là trẻ nhỏ, khi phát hiện ra trẻ bị chân tay miệng, bạn cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho những trẻ khác. Tẩy rửa đồ chơi cho trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hay xà phòng xát khuẩn. Quần áo và những đồ dùng cá nhân của trẻ như bình sữa, bát ăn, cốc uống nước, bạn nên luộc qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh cho con. Thông báo với trung tâm y tế địa phương để làm sạch môi trường xung quanh nơi bạn đang sống.

- Nếu là trẻ đang trong độ tuổi đi học, cha mẹ cần thông báo và xin nghỉ học cho con, để tránh trường hợp lây nhiễm cho các bạn khác.

- Cần đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Khi trẻ bị bệnh không nên kiêng tắm. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không để trẻ gãi vỡ các mụn nước đó. Vì sẽ khiến vùng da bị nhiễm bệnh sẽ lan rộng ra và có thể gây biến chứng cho trẻ. Cho trẻ sức miệng với nước muối hàng ngày.

- Cho trẻ ăn theo nhu cầu và sở thích. Cho trẻ ăn khi thức ăn đã nguội để không gây bỏng rát cho trẻ khi ăn.

- Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mêm, dễ tiêu hóa như: Cháo hoặc súp, nước cam ... để tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho trẻ.

Bệnh chân tay miệng không có vác xin phòng bệnh. Vì vậy mà ta nên làm những điều dưới đây để phòng tránh bệnh cho trẻ, hoặc để hạn chế việc lây lan bệnh ra môi trường xung quanh:

- Cần rửa tay với xà phòng trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.

- Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân.

- Không nên sờ hoặc bóp vỡ các mụn nước trên cơ thể người bị bệnh hoặc cơ thể trẻ bị bệnh.

- Không nên giặt chung đồ với đồ của bệnh nhân như quần áo, đồ dùng cá nhân.

- Cần theo dõi trẻ sát trẻ khi nằm trong vùng dịch bệnh.

- Cần cho trẻ nghỉ ngơi cho đến khi khỏi bệnh.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm:
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Bệnh tay - chân - miệng Những điều cần biết
Con Gái Em Bị Bệnh Tay Chân Miệng
Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?