Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Làm Thế Nào Để Làm Bạn Với Con?

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, khi trở về nhà chúng ta lại phải lo chuyện cơm nước, rồi những mối quan hệ này quan hệ kia. Sức lực của chúng ta đã bị vắt kiệt nên hầu hết các cha mẹ không còn dành nhiều thời gian cho con cái nữa. Thay vào đó là sự phó mặc con cho nhà trường, ông bà, người giúp việc, chăm sóc, nuôi dạy con em mình.

[​IMG]

Cuộc sống cứ thế trôi, mà người cha, người mẹ chúng ta không nhận ra rằng ở chung một nhà nhưng khoảng cách thì quá xa. Sau những bữa cơm, bố lại cặm cụi với chiếc máy tính, mẹ lại lướt face và con lại chơi ipad. Cảnh này chắc hẳn trong gia đình nào cũng đã và đang diễn ra. Bạn có bao giờ hỏi con nghĩ gì và cảm thấy như thế nào chưa?

Có bố mẹ nào đã nghĩ về một tuổi thơ của mình với đầy ấp tiếng cười của bố mẹ và con cái sau những ngày làm việc mệt mỏi. Mẹ và bố ngồi nghe con hát, kể chuyện gia đình hạnh phúc biết chừng nào. Những cảnh này giờ có vẻ không còn nhiều nữa bởi nhà nhà, người người đều sống trong xã hội hiện đại, vội vã... mà chính bản thân người làm cha người làm mẹ như chúng ta không nhận ra. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi phải làm gì để mình có thể chơi với con? Làm bạn với con để hiểu con, cũng như để con hiểu bố mẹ chưa?

Dưới đây là một số gợi ý nhỏ giúp bố mẹ kết bạn với con hiệu quả:

1. Tôn trọng con

Bạn nên để con tự quyết định, giải quyết một vấn đề nào đó trong phạm vi có giới hạn phù hợp với độ tuổi của con. Điều này giúp con có thể tự xoay sở trong các tình huống khi không có bạn bên cạnh. Ngoài ra còn giúp con tính độc lập, và con sẽ cảm thấy được đối xử một cách tôn trọng, bình đẳng.

2. Lắng nghe con nói

Sau một ngày đi học với bao nhiêu chuyện vui buồn xảy ra ở lớp, ở nhà... Bé nào cũng muốn bố mẹ lắng nghe con kể lại những câu chuyện đó, muốn hỏi những thắc mắc và muốn được bố mẹ quan tâm, trả lời. Mỗi ngày chỉ cần bố mẹ bỏ ra một ít phút để lắng nghe con nói, chắc chắn sẽ giúp bố mẹ hiểu con đang nghĩ gì? định làm gì?

3. Chơi cùng bé

Mỗi ngày bố mẹ nên bỏ ra 1 khoảng thời gian, 30 phút dến 1 tiếng để chơi cùng bé. Với bé gái thì bố mẹ có thể chơi trò chơi búp bê, công chúa, nàng tiên... Với bé trai bố mẹ có thể chơi ghép hình, ô tô, đá bóng... Thời gian đó sẽ là khoảng thời gian gắn kết tình cảm gia đình lại với nhau.

4. Hãy biết giữ lời hứa

Với trẻ con, lời hứa rất quan trọng. Nếu bố mẹ đã hứa gì với con thì hãy cố gắng thực hiện lời hứa đó để cho con hiểu rằng khi bố mẹ đã hứa là bố mẹ sẽ thực hiện, điều đó tạo sự tin tưởng giữa con cái và bố mẹ.

5. Tạo sự ngạc nhiên cho bé

Đôi khi bạn nên tặng bé một món quà nào đó mà bé đã từng ao ước, như vậy bạn sẽ tạo cho bé một niềm vui bất ngờ và con sẽ cảm thấy bạn thật là tuyệt vời.

Còn bạn, bạn đã làm gì để làm bạn với con? xin chia sẻ tại đây nhé.

Bệnh Chân Tay Miệng. Những Điều Bạn Nên Biết

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, nước bọt của người bị bệnh, dịch từ những vết phỏng nước. Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ lớn và người lớn có thể cũng bị nhưng sẽ ở thể nhẹ và ít bị bệnh hơn. Bệnh có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà mỗi trẻ mắc phải.

Bệnh có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày. Trẻ bị bệnh sẽ có một số triệu chứng như: sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau họng, đau mồm, lười ăn...

- 1,2 ngày sau khi phát bệnh, trên da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt hồng ban nổi ở trên da từ mờ mờ, rồi rõ, sau đó sẽ trở thành những bọng nước. Những bọng nước hay còn gọi là mụn nước này, có thể mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông của trẻ.

- Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, bỏ bú vì đau khi có những vết loét đỏ ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi.


[​IMG]


- Khi trẻ sốt hơn 39 độ c và có những biểu hiện bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, ngủ li bì... thì hãy ngĩ ngay đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Biến chứng của bệnh có thể khiến trẻ sẽ bị viêm não, phù phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Cách chăm sóc trẻ lúc này sẽ trở nên vô cùng quan trọng hơn bao giờ hết.

- Nếu là trẻ nhỏ, khi phát hiện ra trẻ bị chân tay miệng, bạn cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho những trẻ khác. Tẩy rửa đồ chơi cho trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hay xà phòng xát khuẩn. Quần áo và những đồ dùng cá nhân của trẻ như bình sữa, bát ăn, cốc uống nước, bạn nên luộc qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh cho con. Thông báo với trung tâm y tế địa phương để làm sạch môi trường xung quanh nơi bạn đang sống.

- Nếu là trẻ đang trong độ tuổi đi học, cha mẹ cần thông báo và xin nghỉ học cho con, để tránh trường hợp lây nhiễm cho các bạn khác.

- Cần đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Khi trẻ bị bệnh không nên kiêng tắm. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không để trẻ gãi vỡ các mụn nước đó. Vì sẽ khiến vùng da bị nhiễm bệnh sẽ lan rộng ra và có thể gây biến chứng cho trẻ. Cho trẻ sức miệng với nước muối hàng ngày.

- Cho trẻ ăn theo nhu cầu và sở thích. Cho trẻ ăn khi thức ăn đã nguội để không gây bỏng rát cho trẻ khi ăn.

- Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mêm, dễ tiêu hóa như: Cháo hoặc súp, nước cam ... để tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho trẻ.

Bệnh chân tay miệng không có vác xin phòng bệnh. Vì vậy mà ta nên làm những điều dưới đây để phòng tránh bệnh cho trẻ, hoặc để hạn chế việc lây lan bệnh ra môi trường xung quanh:

- Cần rửa tay với xà phòng trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.

- Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân.

- Không nên sờ hoặc bóp vỡ các mụn nước trên cơ thể người bị bệnh hoặc cơ thể trẻ bị bệnh.

- Không nên giặt chung đồ với đồ của bệnh nhân như quần áo, đồ dùng cá nhân.

- Cần theo dõi trẻ sát trẻ khi nằm trong vùng dịch bệnh.

- Cần cho trẻ nghỉ ngơi cho đến khi khỏi bệnh.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm:
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Bệnh tay - chân - miệng Những điều cần biết
Con Gái Em Bị Bệnh Tay Chân Miệng
Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Cho Bé Gối Lá Đinh Lăng Có Thật Sự Tốt Như Quảng Cáo ?

Gối đinh lăng là loại gối, có ruột được làm từ lá đinh lăng. Quá trình làm gối đinh lăng: hái lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, sau đó sẽ được làm thành ruột gối.

Chỉ từ 100k đến 200k là các bà mẹ có thể mua 1 chiếc gồi đinh lăng, với mong muốn con mình có giấc ngủ ngon và sâu giấc, hết mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ khi ngủ, giảm sốt... Nên gối đinh lăng này được nhiều bà mẹ tin tưởng mua dùng. Vậy gối đinh lăng có hiệu quả thực sự như những gì được quảng cáo không? Gối đinh lăng Có tốt cho sức khỏe của trẻ không? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.


[​IMG]

Vào diễn đàn lamchame.com, các bạn sẽ thấy ngay một số bài viết chia sẻ về gối đinh lăng của các mẹ như:

@thunguyen.hbt chia sẻ: "Mẹ nó ơi, bản thân của gối lá Đinh lăng, sài đất, ngải cứu, vỏ đỗ... là rất tốt và cũng có nhiều công dụng trong chữa và điều trị 1 số bệnh, nhưng các loại gối lá đó lại rất dễ bị mốc, nhất là các con hay nóng, mồ hôi gáy cũng nhiều, dùng được 1-2 hôm mồ hôi ra ướt ẩm gối thì nó mốc bên trong con gối cũng rất la nguy hiểm. Có thể dùng tốt nhưng với điều kiện mẹ nó phải thường xuyên sấy khô được túi lá và thay lá thường xuyên nhé. Còn nếu ko làm được vậy thì tốt nhất là ko nên."


Hay@bích luân chia sẻ: "Con e cũng quấy khóc đêm cũng muốn tìm hiểu về lá gối đinh lăng nhưng còn lo lắng vì sợ ảnh hưởng tới con. mình đọc có chuyên gia bảo k nên dùng gối thảo dược vì mùi lá hắc dễ gây kích thích đường hô hấp, làm trẻ khó chịu. Ngoài ra, da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, những loại lá này cũng có thể làm kích ứng da, gây dị ứng cho trẻ, có mẹ nào dùng rồi hay có kinh nghiệm cho e biết vs ah"

Hay @hoannha "Tớ nghe công dụng của gối lá đinh năng đây, cũng hăm hở mua về cho con dùng. Phải nói là mùi thảo dược thật dễ chịu, nhưng con tớ nó không thíc thế là đành mang 2 chiếc sang cho e con cậu dùng hihi nên tớ cũng k bít nó có ích như quảng cáo không nữa"

Theo một số lương y cho thấy, lá dinh lăng được coi là thuốc chữa bệnh trong đông y. Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá đinh lăng có tính mát và tác dụng thanh nhiệt giải, độc thức ăn... Lá đinh lăng chỉ có tác dụng tốt khi sắc uống, và hầu như không có tác dụng nếu làm gối để cho trẻ gối đầu.

Vì em bé nằm nhiều nên vùng đầu và gáy của trẻ hay nóng và nhiều mồ hôi. Nếu trong quá trình làm gối không đúng quy trình, hoặc gối không được vệ sinh sạch sẽ, thì gối đinh lăng có thể bị ẩm mốc, không những có lợi cho bé mà còn gây hại sức khỏe của trẻ.

Theo bài viết: "Trẻ phát bệnh vì gối thảo dược" được đăng ngày 13/6/2009 trên Vnexpress: "bác sĩ Trương Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện 103, khi chọn gối nên chọn chất liệu vỏ gối là vải thô, thoáng mát và thấm mồ hôi. Các loại gối vỏ đỗ cũng là lựa chọn tốt cho trẻ vì không có mùi và giữ vùng đầu gáy trẻ được thoáng khí. Hoàn toàn không nên dùng gối thảo dược vì mùi lá hắc dễ gây kích thích đường hô hấp, làm trẻ khó chịu. Ngoài ra, da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinhrất nhạy cảm, những loại lá này cũng có thể làm kích ứng da, gây dị ứng cho trẻ."

Vỏ đỗ xanh có tác dụng thanh nhiệt, giảm nguy cơ nóng sốt ở trẻ nhỏ và được các bà các mẹ tin tưởng dùng cho bé từ trước đến nay.

Một số mẹ đã chia sẻ như: @Daohoa "nhà e cũng đang dùng gối võ đỗ đây, có 2 cái để thay phiên luôn. Tết đến bà để dành vỏ đỗ lúc gói bánh thế là lại có cái để thay. " hay @mebetom.vp đã chia sẻ"nhà mình toàn cho con gối vỏ đỗ thôi".

Vậy với những thông tin trên, đòi hỏi người làm cha làm mẹ như chúng ta phải là người tiêu dùng thông thái, hiểu biết, để có thể lựa chọn cho con những chiếc gối tốt cho sức khỏe của con.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Bệnh Chân Tay Miệng. Những Điều Bạn Nên Biết

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, nước bọt của người bị bệnh, dịch từ những vết phỏng nước. Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ lớn và người lớn có thể cũng bị nhưng sẽ ở thể nhẹ và ít bị bệnh hơn. Bệnh có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà mỗi trẻ mắc phải.

Bệnh có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày. Trẻ bị bệnh sẽ có một số triệu chứng như: sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau họng, đau mồm, lười ăn...

- 1,2 ngày sau khi phát bệnh, trên da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt hồng ban nổi ở trên da từ mờ mờ, rồi rõ, sau đó sẽ trở thành những bọng nước. Những bọng nước hay còn gọi là mụn nước này, có thể mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông của trẻ.

- Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, bỏ bú vì đau khi có những vết loét đỏ ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi.


[​IMG]


- Khi trẻ sốt hơn 39 độ c và có những biểu hiện bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, ngủ li bì... thì hãy ngĩ ngay đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Biến chứng của bệnh có thể khiến trẻ sẽ bị viêm não, phù phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Cách chăm sóc trẻ lúc này sẽ trở nên vô cùng quan trọng hơn bao giờ hết.

- Nếu là trẻ nhỏ, khi phát hiện ra trẻ bị chân tay miệng, bạn cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho những trẻ khác. Tẩy rửa đồ chơi cho trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hay xà phòng xát khuẩn. Quần áo và những đồ dùng cá nhân của trẻ như bình sữa, bát ăn, cốc uống nước, bạn nên luộc qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh cho con. Thông báo với trung tâm y tế địa phương để làm sạch môi trường xung quanh nơi bạn đang sống.

- Nếu là trẻ đang trong độ tuổi đi học, cha mẹ cần thông báo và xin nghỉ học cho con, để tránh trường hợp lây nhiễm cho các bạn khác.

- Cần đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Khi trẻ bị bệnh không nên kiêng tắm. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không để trẻ gãi vỡ các mụn nước đó. Vì sẽ khiến vùng da bị nhiễm bệnh sẽ lan rộng ra và có thể gây biến chứng cho trẻ. Cho trẻ sức miệng với nước muối hàng ngày.

- Cho trẻ ăn theo nhu cầu và sở thích. Cho trẻ ăn khi thức ăn đã nguội để không gây bỏng rát cho trẻ khi ăn.

- Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mêm, dễ tiêu hóa như: Cháo hoặc súp, nước cam ... để tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho trẻ.

Bệnh chân tay miệng không có vác xin phòng bệnh. Vì vậy mà ta nên làm những điều dưới đây để phòng tránh bệnh cho trẻ, hoặc để hạn chế việc lây lan bệnh ra môi trường xung quanh:

- Cần rửa tay với xà phòng trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.

- Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân.

- Không nên sờ hoặc bóp vỡ các mụn nước trên cơ thể người bị bệnh hoặc cơ thể trẻ bị bệnh.

- Không nên giặt chung đồ với đồ của bệnh nhân như quần áo, đồ dùng cá nhân.

- Cần theo dõi trẻ sát trẻ khi nằm trong vùng dịch bệnh.

- Cần cho trẻ nghỉ ngơi cho đến khi khỏi bệnh.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm:
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Bệnh tay - chân - miệng Những điều cần biết
Con Gái Em Bị Bệnh Tay Chân Miệng
Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh


Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong tháng đầu tiên khi trẻ mới sinh ra, bệnh biểu hiện rõ và đặc biệt ở 2 tuần đầu. Bệnh vàng da có thể xảy cả với trẻ sinh đủ tháng đủ ngày và những trẻ sinh non. Trẻ có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, thì bệnh vàng ra có thể gây tử vong cho bé hoặc giảm thị lực, thính lực, bị bại não suốt đời.

[​IMG]

Theo Sức Khỏe Đời sống có bài viết: "Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh" được đăng ngày 16/10/2009, thì nguyên nhân "vàng da bệnh lý thường do tăng bilirubin gián tiếp: do tán huyết, thiếu men G6PD, suy giáp, bệnh nhiễm trùng mà hay gặp nhất là nhiêm trùng tiểu... Sau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý, thì có thể cháu bị vàng da lành tính do sữa mẹ. Trong trường hợp này, bé bú mẹ hoàn toàn, bú tốt, tăng cân bình thường, không có bằng chứng tán huyết. Vàng da do sữa mẹ không đáng lo, sẽ tự hết sau 6 tuần đến 3 tháng tuổi."

Vàng da sinh lý sẽ hết trong vòng 1 đến 2 tuần, vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng. Những triệu chứng vàng da nhẹ: Chỉ vàng da ở vùng bụng phía trên rốn, cổ, ngực và mặt.

Vàng da bệnh lý, bé bị vàng da toàn thân từ khi lọt lòng và không hết sau 1, 2 tuần. Trẻ có một số triệu chứng như: Lừ đừ, bỏ bú, co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách phát hiện bé bị vàng da:

- Nước tiểu của bé có màu tối hoặc màu vàng.

- Bố mẹ hãy quan sát màu da của bé trên cơ thể ở nơi có ánh sáng, sau sinh khoảng 1 đến 2 ngày.

- Lấy tay ấn nhẹ vào cơ thể bé, mũi, trán. Khi bỏ tay ra, ở vết ấn đó nếu có màu vàng thì lúc này bé đã bị bệnh vàng da.

- Nếu bé bú ít, quấy khóc, không đi tiểu phân su, ngủ nhiều thì bố mẹ cũng nên cảnh giác và theo dõi con thường xuyên.

Khi có các triệu chứng trên thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị vàng da cho bé được áp dụng đó là:

- Chiếu đèn được cho là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay

- Truyền máu

Bố mẹ nên theo dõi trẻ để phát hiện kịp thời trường hợp bé bị vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý. Bởi vàng da có thể để lại di chứng bại não và nặng hơn nữa có thể tử vong. Trong thời gian mang thai mẹ bầu nên khám thai định kỳ. Đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Đối với những bé bị vang da sinh lý thể nhẹ, bố mẹ có thể tắm nắng vào sáng sớm cho con. Với bất kỳ trường hợp nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bạn nhé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:
Bé Bị Vàng Da
Vàng da sinh lý
Trẻ bị vàng da có nguy hiểm?
Chứng vàng da ở bé sơ sinh
Bé nhà em bị vàng da. Giúp với

Bé Bị Viêm Tai Giữa

Bé bị ho kéo dài rồi chảy nước mũi. Mẹ chủ quan nghĩ con không sao, chỉ nhỏ nước muối sinh lý cho con. Chỉ vài hôm sau đó thấy con gãi tai, kêu đau và quấy khóc. Lúc này mẹ mới cho bé đi khám, thì được bác sĩ chuẩn đoán là con bị viêm tai giữa. Nếu không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bé.

[​IMG]

Tai được chia làm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trường hợp bé bị viêm tai giữa là do biến chứng từ bệnh đường hô hấp kéo dai, tái phát nhiều lần, chữa không dứt điểm.

Một số dấu hiệu viêm tai giữa: Khi soi tai thấy màng nhĩ bị căng phòng, đỏ và ứ dịch bên trong. Những trường hợp bé bị nặng có thể có mủ, sau một thời gian mủ có thể bị vỡ và chảy dịch ra bên ngoài.

Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác nếu là trẻ nhỏ (bé chưa biết nói), thì chúng ta sẽ thấy trẻ hay sờ vào tai, gãi tai, dụi đầu về bên tai đau, trẻ ho, sốt, chảy nước mũi, họng đỏ... Nếu là trẻ lớn bé sẽ kêu đau tai và cũng có thể có những hiện tượng chảy nước mũi, sốt...

Viêm tai giữa có thể dó vi khuẩn hoặc do vi rút. Vi khuẩn và chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lên tai. Thường bé sẽ bị viêm mũi, họng, viêm Va rồi dẫn đến viêm tai giữa. Vì vậy các bậc cha mẹ lưu ý, phải chữa trị triệt để bệnh viêm mũi họng để hạn chế việc bé bị viêm tai giữa.

Bệnh viêm tai giữa nếu không theo dõi và điều trị kịp thời thì có thể có một số biến chứng như: Thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác, nếu là trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ thậm chí có thể dẫn đến câm điếc.

Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa:

- Vệ sinh mũi, họng cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9%.
- Không cho bé bú sữa ở tư thế nằm, không cho bé ngậm bình sữa khi ngủ.
- Đối với trẻ ở tuổi ăn dặm thì không nên cho bé vừa nằm vừa ăn. Vì nếu trẻ bị ho sặc thức ăn dễ bị tràn lên tai giữa.
- Nếu trẻ bị ho, chảy nước mũi thì phải điều trị dứt điểm, không để bị tái đi tái lại nhiều lần. Nếu là trẻ lớn thì dạy bé cách xì mũi, khạc đờm.

Viêm tai giữa thường được chia làm 3 giai đoạn: Xung huyết, ứ mủ, vỡ mủ. Dưới đây là một số cách điều trị khi trẻ bị viêm tai giữa.

- Nếu trẻ bị đau bạn có thể dùng paracetamol để giảm cơn đau cho trẻ. Liều lượng do bác sĩ chỉ định.

- Có thể dùng kháng sinh để điều trị. Bạn nên cho con đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc theo liều lượng.

- Đặt ống thông khí màng nhĩ.

- Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ, thì bác sĩ sẽ cân nhắc có nên trích rạch màng nhĩ của con bạn để dẫn mủ ra ngoài hay không.

- Trong trường hợp con bạn hay bị viêm mũi, họng tái phát nhiều lần trong năm, có thể bác sĩ sẽ chỉ định việc nạo va và cắt amidan.

Tóm lại, bất cứ khi nào bạn nghi ngờ rằng con mình bị viêm tai giữa. Hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời bạn nhé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:
Bé bị viêm tai giữa
Làm sao để bé đừng bị tái viêm tai giữa vào mùa đông?
xin các mẹ cách chữa viêm tai giữa
Con em bị viêm tai giữa, các mẹ giúp em với
Để Con Hết Viêm Tai Giữa Và Viêm Họng
Kinh nghiệm chữa trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ