Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Bé Bị Viêm Tai Giữa

Bé bị ho kéo dài rồi chảy nước mũi. Mẹ chủ quan nghĩ con không sao, chỉ nhỏ nước muối sinh lý cho con. Chỉ vài hôm sau đó thấy con gãi tai, kêu đau và quấy khóc. Lúc này mẹ mới cho bé đi khám, thì được bác sĩ chuẩn đoán là con bị viêm tai giữa. Nếu không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bé.

[​IMG]

Tai được chia làm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trường hợp bé bị viêm tai giữa là do biến chứng từ bệnh đường hô hấp kéo dai, tái phát nhiều lần, chữa không dứt điểm.

Một số dấu hiệu viêm tai giữa: Khi soi tai thấy màng nhĩ bị căng phòng, đỏ và ứ dịch bên trong. Những trường hợp bé bị nặng có thể có mủ, sau một thời gian mủ có thể bị vỡ và chảy dịch ra bên ngoài.

Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác nếu là trẻ nhỏ (bé chưa biết nói), thì chúng ta sẽ thấy trẻ hay sờ vào tai, gãi tai, dụi đầu về bên tai đau, trẻ ho, sốt, chảy nước mũi, họng đỏ... Nếu là trẻ lớn bé sẽ kêu đau tai và cũng có thể có những hiện tượng chảy nước mũi, sốt...

Viêm tai giữa có thể dó vi khuẩn hoặc do vi rút. Vi khuẩn và chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lên tai. Thường bé sẽ bị viêm mũi, họng, viêm Va rồi dẫn đến viêm tai giữa. Vì vậy các bậc cha mẹ lưu ý, phải chữa trị triệt để bệnh viêm mũi họng để hạn chế việc bé bị viêm tai giữa.

Bệnh viêm tai giữa nếu không theo dõi và điều trị kịp thời thì có thể có một số biến chứng như: Thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác, nếu là trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ thậm chí có thể dẫn đến câm điếc.

Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa:

- Vệ sinh mũi, họng cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9%.
- Không cho bé bú sữa ở tư thế nằm, không cho bé ngậm bình sữa khi ngủ.
- Đối với trẻ ở tuổi ăn dặm thì không nên cho bé vừa nằm vừa ăn. Vì nếu trẻ bị ho sặc thức ăn dễ bị tràn lên tai giữa.
- Nếu trẻ bị ho, chảy nước mũi thì phải điều trị dứt điểm, không để bị tái đi tái lại nhiều lần. Nếu là trẻ lớn thì dạy bé cách xì mũi, khạc đờm.

Viêm tai giữa thường được chia làm 3 giai đoạn: Xung huyết, ứ mủ, vỡ mủ. Dưới đây là một số cách điều trị khi trẻ bị viêm tai giữa.

- Nếu trẻ bị đau bạn có thể dùng paracetamol để giảm cơn đau cho trẻ. Liều lượng do bác sĩ chỉ định.

- Có thể dùng kháng sinh để điều trị. Bạn nên cho con đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc theo liều lượng.

- Đặt ống thông khí màng nhĩ.

- Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ, thì bác sĩ sẽ cân nhắc có nên trích rạch màng nhĩ của con bạn để dẫn mủ ra ngoài hay không.

- Trong trường hợp con bạn hay bị viêm mũi, họng tái phát nhiều lần trong năm, có thể bác sĩ sẽ chỉ định việc nạo va và cắt amidan.

Tóm lại, bất cứ khi nào bạn nghi ngờ rằng con mình bị viêm tai giữa. Hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời bạn nhé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:
Bé bị viêm tai giữa
Làm sao để bé đừng bị tái viêm tai giữa vào mùa đông?
xin các mẹ cách chữa viêm tai giữa
Con em bị viêm tai giữa, các mẹ giúp em với
Để Con Hết Viêm Tai Giữa Và Viêm Họng
Kinh nghiệm chữa trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét