Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, nước bọt của người bị bệnh, dịch từ những vết phỏng nước. Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ lớn và người lớn có thể cũng bị nhưng sẽ ở thể nhẹ và ít bị bệnh hơn. Bệnh có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà mỗi trẻ mắc phải.
Bệnh có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày. Trẻ bị bệnh sẽ có một số triệu chứng như: sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau họng, đau mồm, lười ăn...
- 1,2 ngày sau khi phát bệnh, trên da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt hồng ban nổi ở trên da từ mờ mờ, rồi rõ, sau đó sẽ trở thành những bọng nước. Những bọng nước hay còn gọi là mụn nước này, có thể mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông của trẻ.
- Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, bỏ bú vì đau khi có những vết loét đỏ ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi.
- Khi trẻ sốt hơn 39 độ c và có những biểu hiện bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, ngủ li bì... thì hãy ngĩ ngay đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Biến chứng của bệnh có thể khiến trẻ sẽ bị viêm não, phù phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Cách chăm sóc trẻ lúc này sẽ trở nên vô cùng quan trọng hơn bao giờ hết.
- Nếu là trẻ nhỏ, khi phát hiện ra trẻ bị chân tay miệng, bạn cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho những trẻ khác. Tẩy rửa đồ chơi cho trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hay xà phòng xát khuẩn. Quần áo và những đồ dùng cá nhân của trẻ như bình sữa, bát ăn, cốc uống nước, bạn nên luộc qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh cho con. Thông báo với trung tâm y tế địa phương để làm sạch môi trường xung quanh nơi bạn đang sống.
- Nếu là trẻ đang trong độ tuổi đi học, cha mẹ cần thông báo và xin nghỉ học cho con, để tránh trường hợp lây nhiễm cho các bạn khác.
- Cần đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi trẻ bị bệnh không nên kiêng tắm. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không để trẻ gãi vỡ các mụn nước đó. Vì sẽ khiến vùng da bị nhiễm bệnh sẽ lan rộng ra và có thể gây biến chứng cho trẻ. Cho trẻ sức miệng với nước muối hàng ngày.
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu và sở thích. Cho trẻ ăn khi thức ăn đã nguội để không gây bỏng rát cho trẻ khi ăn.
- Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mêm, dễ tiêu hóa như: Cháo hoặc súp, nước cam ... để tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho trẻ.
Bệnh chân tay miệng không có vác xin phòng bệnh. Vì vậy mà ta nên làm những điều dưới đây để phòng tránh bệnh cho trẻ, hoặc để hạn chế việc lây lan bệnh ra môi trường xung quanh:
- Cần rửa tay với xà phòng trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.
- Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân.
- Không nên sờ hoặc bóp vỡ các mụn nước trên cơ thể người bị bệnh hoặc cơ thể trẻ bị bệnh.
- Không nên giặt chung đồ với đồ của bệnh nhân như quần áo, đồ dùng cá nhân.
- Cần theo dõi trẻ sát trẻ khi nằm trong vùng dịch bệnh.
- Cần cho trẻ nghỉ ngơi cho đến khi khỏi bệnh.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Xem thêm:
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Bệnh tay - chân - miệng Những điều cần biết
Con Gái Em Bị Bệnh Tay Chân Miệng
Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét